18/06/2025
CHIẾN DỊCH “MÂY XÁM MX-23”
Cuối năm 2021, đơn vị phụ trách phản gián chiến lược của Tổng Cục nhận được thông tin về việc một nhóm doanh nhân Trung Quốc đang tích cực thâm nhập vào thị trường truyền thông tại Việt Nam. Nhìn bề ngoài, nhóm này hoạt động dưới danh nghĩa thành lập một công ty sản xuất nội dung số, livestream sự kiện, dịch vụ truyền thông quốc tế. Nhưng không chỉ dừng lại ở đấy, chúng còn ráo riết tuyển dụng nhiều kỹ thuật viên vận hành drone (Flycam), tìm cách móc nối với nhiều cá nhân, đoàn thể để xin được các giấy phép bay… đội ngũ cố vấn của chúng là những người đã từng phục vụ trong các đơn vị UAV quân sự tại Trung Quốc.
Thông tin ban đầu cho thấy nhóm này có liên hệ mật thiết với một công ty vỏ bọc đặt tại Thâm Quyến, từng bị nghi ngờ tham gia thu thập dữ liệu vùng biên giới ở Lào và Myanmar. Tại Việt Nam, chúng thuê trụ sở ở Quận 2, TP.HCM và lập pháp nhân đứng tên giám đốc là một công dân Việt Nam - Trần H. N.
Điều khiến chúng bị lọt vào tầm ngắm đặc biệt là vì công ty này xin cấp phép bay drone ở những vị trí nhạy cảm như ven khu vực sân bay quân sự Biên Hòa, các điểm cao quanh Cam Ranh, và một số khu vực được bảo vệ ở Tây Nguyên – những nơi có vị trí quân sự chiến lược.
Triển khai chiến dịch
Tháng 1/2022, lãnh đạo Cục 32 ra quyết định triển khai Chiến dịch MX-23, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục trưởng.
Một tổ tình báo đặc nhiệm mang mật danh A12-M, gồm 5 chiến sĩ có chuyên môn về công nghệ, đối ngoại, phản gián và thâm nhập doanh nghiệp, với nhiệm vụ xâm nhập, thu thập bằng chứng, vô hiệu hóa hoạt động của nhóm đối tượng này và bóc gỡ mạn lưới gián điệp trên.
Một trong những chiến sĩ thuộc tổ A12-M được giao nhiệm vụ ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật, điều khiển drone, thâm nhập vào công ty & tiếp cận Trần H. N.
Dưới vỏ bọc này, anh đã nhanh chóng tạo dựng lòng tin và thu thập được nhiều thông tin về tổ chức mạng lưới, các mối quan hệ xã hội của T.H.N, quá trình cấp phép bay, tuyến bay, dữ liệu lưu trữ từ các thiết bị máy bay không người lái này & nhận thấy, các dữ liệu bay từ drone sẽ được mã hóa và chuyển đến một máy chủ đặt tại Thượng Hải, ngụy trang dưới hình thức là "hình ảnh sự kiện" trên “dịch vụ lưu trữ đám mây”.
Sau khi truy cập được vào hệ thống máy tính mã hóa của công ty, tổ A12-M phát hiện hàng loạt bản đồ số chi tiết về vị trí radar quân sự ven biển, kho quân lương chiến lược và hành lang di chuyển của các đoàn xe quân đội... hết sức nguy hiểm!!
Cuộc đột kích lúc 02:00 sáng
Sau 3 tháng âm thầm theo dõi, khi đầy đủ bằng chứng về hoạt động gián điệp công nghệ được xác lập, đêm 12/4/2022, một tổ công tác phối hợp giữa Cục 32, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội & Công an địa phương bất ngờ tiến hành đột kích vào trụ sở công ty truyền thông nêu trên.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 8 chiếc drone DIJ Mitrace được nâng cấp quân sự hóa các thiết bị cảm biến tầm nhiệt, camera 8K, cùng các bộ pin quân dụng có thể sử dụng thời gian dài, tất cả đều không được phép lưu hành tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong một ổ cứng SSD, có phát hiện bản đồ ba chiều về khu vực gần Đà Lạt – nơi đặt tuyến cáp viễn thông quân sự dự phòng kết nối với miền Trung. Đây là một điểm "xương sống" trong mạng lưới thông tin liên lạc quân sự quốc gia.
Hồi kết
Ngay sau chiến dịch, toàn bộ nhân sự mang quốc tịch Trung Quốc bị trục xuất khẩn cấp, trong đó có hai đối tượng bị tình nghi là sĩ quan tình báo thuộc Hoa Nam Cục của hàng xóm phương Bắc, Trần Hữu N. được đưa về Cụm H, QK7 để điều tra mở rộng.
Vụ việc không được công bố rộng rãi vì yếu tố ngoại giao nhạy cảm, nhưng đã dẫn tới việc Bộ Quốc phòng đề suất siết chặt toàn bộ quy trình cấp phép và quản lý hoạt động bay drone dân sự, đặc biệt là tại các khu vực mục tiêu trọng yếu, chiến lược quan trọng, các trung tâm chính trị & cơ sở mật quốc gia.