29/06/2025
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH (dự thảo)
1. Quy hoạch tuyến đường sắt
Hướng tuyến đường sắt quy hoạch được nghiên cứu, lựa chọn bảo đảm và đáp ứng nguyên tắc:
(1) phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch địa phương;
(2) bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường;
(3) phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu;
(4) hạn chế đi qua khu nhạy cảm về môi trường, tự nhiên, xã hội, đất quốc phòng;
(5) hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB);
(6) bảo đảm kết nối thuận lợi với các trung tâm đô thị, khu chức năng quan trọng, kết nối thuận lợi với các tuyến đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, đường sắt với Trung Quốc.
Điểm đầu: tại vị trí kết nối qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Điểm cuối: là ga Cái Lân (thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long) thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường sắt quy hoạch khoảng 472,45 km¹, trong đó:
Tuyến qua địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 66,50 km
Tuyến qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 76,86 km
Tuyến qua địa phận tỉnh Phú Thọ có chiều dài 59,65 km
Tuyến qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 39,50 km
Tuyến qua địa phận TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh có chiều dài 52,72 km (trong đó bao gồm nhánh kết nối về ga Yên Viên 12,0 km)
Tuyến qua địa phận tỉnh Hưng Yên có chiều dài 16,82 km
Tuyến qua địa phận tỉnh Hải Dương có chiều dài 41,12 km
Tuyến qua địa phận thành phố Hải Phòng có chiều dài 83,74 km, trong đó: tuyến đường chính tuyến xuống cảng Lạch Huyện có chiều dài 49 km; tuyến nhánh xuống cảng Nam Đồ Sơn có chiều dài 11,9 km; tuyến nhánh xuống cảng Đình Vũ có chiều dài 7,3 km; tuyến đường sắt ven biển kết nối tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 15,54 km.
Tuyến đường sắt ven biển trên địa phận tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 35,54 km, trong đó: tuyến xây dựng mới có chiều dài 24,87 km, tuyến đường sắt hiện tại có chiều dài 10,67 km.
Quy hoạch tuyến đường sắt đi qua địa phận 10 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng ( Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)
2. Quy hoạch ga đường sắt
Các ga đường sắt được quy hoạch theo nguyên tắc: (1) phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông và quy hoạch địa phương; (2) đáp ứng nhu cầu vận tải; (3) thuận lợi về điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn; (4) đáp ứng yêu cầu về tổ chức vận tải và năng lực thông qua.
Trên toàn tuyến đường sắt quy hoạch 36 ga (22 ga hỗn hợp², 4 ga hàng hóa³, 10 ga kỹ thuật⁴). Vị trí, chức năng, quy mô các ga được được quy hoạch (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).
3. Quy hoạch các cầu, hầm trên tuyến
Quy hoạch khoảng 103 km đi qua các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Bạch Đằng và các cầu vượt đường bộ cao tốc như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh các đường quốc lộ và một số đường tỉnh.
Quy hoạch khoảng 37 hầm với chiều dài 22,3 km trên địa bàn Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ.
(Chi tiết tại Phụ lục 03 và Phụ lục 04 kèm theo)
4. Quy hoạch đề-pô, trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe và các hệ thống phục vụ của tuyến đường sắt
Quy hoạch dự kiến bố trí: 01 đề-pô tàu hàng tại ga Yên Thường, 01 đề-pô tàu khách tại ga Yên Viên; 02 trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe tại ga Lào Cai mới, Nam Hải Phòng; hệ thống thông tin, tín hiệu; hệ thống cung cấp điện; hệ thống thẻ vé và các hệ thống phụ trợ kèm theo bảo đảm cho việc quản lý, khai thác đường sắt an toàn, liên tục, chính xác và thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ đường sắt; có khả năng tích hợp, liên thông, phát triển, ứng dụng các công nghệ mới trong tương lai; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ cho cả tuyến đường sắt.
Chi tiết...👇