01/05/2025
Chiến tranh thương mại và tác động đến ngành ngân hàng ?
Tổng hợp các phát biểu và chia sẻ của lãnh đạo các ngân hàng Việt Nam tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) quý I/2025 liên quan đến ảnh hưởng của thuế quan và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến hoạt động kinh doanh:
📌BID
Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú cho biết: Chiến tranh thương mại khi Mỹ áp thuế đòi hỏi ngân hàng phải tính toán mức độ và chi phí rủi ro. Tuy nhiên, ông cho rằng ảnh hưởng không quá lớn.
Tổng dư nợ chịu tác động ước tính khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ, tập trung ở các ngành thép, nhựa, cơ khí, thủy sản, giày da, may mặc, logistics, bất động sản khu công nghiệp.
Chiến tranh thương mại dự báo sẽ tác động đến tín dụng, huy động vốn và chất lượng tài sản, kéo theo lợi nhuận suy giảm. Ngân hàng dự kiến trích lập dự phòng khoảng 21.000 tỷ đồng trong năm 2025, tương đương mức thực hiện năm 2024. (
📌CTG
Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình chia sẻ: VietinBank chưa đưa tác động của thuế quan Mỹ vào mô hình kinh doanh năm 2025 do khó định lượng cụ thể. Tuy nhiên, ngân hàng đã xây dựng các kịch bản bất lợi và phương án ứng phó phù hợp.
Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2025 sẽ khó khăn hơn so với năm 2024, nhưng VietinBank vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Ngân hàng cũng chủ động tiếp cận các dự án đầu tư công để bù đắp tác động tiêu cực từ thương mại quốc tế.
📌TPB
Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng : Tổng dư nợ tín dụng của TPBank đối với các khách hàng xuất nhập khẩu có liên quan đến thị trường xuất khẩu sang Mỹ khoảng 10.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh số từ thị trường Mỹ chỉ chiếm dưới 20% của các doanh nghiệp này, vì vậy mức độ ảnh hưởng không quá lớn)
Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú nhận định: Hiện tại doanh nghiệp là khách hàng của TPBank chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thuế quan, thương chiến không nhiều.
📌MSB
Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh chia sẻ: Trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ diễn biến khó lường, MSB đã tập trung vào việc quản trị rủi ro. Tổng dư nợ của ngân hàng đạt 191.000 tỷ đồng, trong đó các ngành như gỗ, cá tra, máy ảnh, hóa chất và hạt điều chiếm khoảng 3.900 tỷ đồng, tương đương 9,5% tổng dư nợ.)
📌LPB
Phó Chủ tịch HĐQT Bùi Thái Hà cho biết: Dù các chính sách thuế quan của Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, LPBank chỉ có 0,3% dư nợ tín dụng liên quan đến các doanh nghiệp chịu tác động.
📌MBB
Tổng dư nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ: Chiếm 0,6% tổng dư nợ.
Mục tiêu lợi nhuận: Tăng 10% trong năm 2025, đã tính đến các tác động của chính sách thuế quan của Mỹ.
Dự kiến tăng trưởng tín dụng: 24–25%; doanh thu tăng 20–25%.
Lý do: Lường trước áp lực nợ xấu tăng lên do nhóm doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh bởi chiến tranh thương mại.
📌VCB
Thị phần thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: Chiếm khoảng 20%.
Khách hàng: Phần lớn là các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ trong các lĩnh vực như điện tử, gỗ, thủy sản, nhựa.
Danh mục khách hàng FDI: Chiếm trên 20% tổng dư nợ bán buôn, hơn 40% tổng huy động vốn và trên 50% doanh số hạch toán tài trợ thương mại.
Tác động: Chính sách thuế của Mỹ sẽ có tác động rõ rệt đến hoạt động của ngân hàng.
📌VPB
Tỷ trọng doanh nghiệp xuất khẩu trong danh mục giao dịch: Khoảng 3%.
Khách hàng FDI: Phục vụ khoảng 1.500 doanh nghiệp nước ngoài, tổng quy mô huy động vốn từ khối doanh nghiệp nước ngoài hơn 10.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay khoảng 6.000 tỷ đồng.
Tác động: Mức độ ảnh hưởng trực tiếp là không lớn; tuy nhiên, ngân hàng lo ngại tác động gián tiếp tới sức mua của người dân do ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập.
📌CTG
Tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp FDI: Chiếm 6% tổng dư nợ.
Tác động: Đánh giá là không lớn; các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận không thay đổi.
Cam kết: Kết quả kinh doanh năm 2025 sẽ rất ấn tượng và có tăng trưởng so với năm 2024.
📌ACB
Thị phần cho vay nhóm doanh nghiệp lớn và FDI: Chỉ chiếm 1%.
Cơ cấu tín dụng: Tín dụng cá nhân chiếm 65%, doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 29%, còn lại là doanh nghiệp lớn.
Tác động: Danh mục khách hàng không có khó khăn trọng yếu; ngân hàng sẽ chia sẻ với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giai đoạn khó khăn.
📌HDB
Danh mục dư nợ khách hàng xuất nhập khẩu trực tiếp tại thị trường Mỹ: Dưới 1,5% dư nợ của HDBank.
Tác động: Ảnh hưởng trực tiếp không lớn; ngân hàng hướng theo chính sách quản trị rủi ro cân bằng và đa dạng hóa danh mục tài trợ.
📌TCB
Tác động: Chiến tranh thương mại sẽ tác động lên nền kinh tế, GDP, sức mua và tiêu dùng của người dân. Ngắn hạn: Bất động sản chưa bị tác động trực tiếp ngay; trong tương lai sẽ ảnh hưởng.
📌 EIB :
Ông Nguyễn Cảnh Anh : Với Eximbank, những bất ổn của kinh tế vĩ mô dẫn đến lãi suất đầu vào (mặt bằng quốc tế) có xu hướng tăng cao, tỷ giá tăng và khó lường. Các hoạt động kinh tế trong nước liên quan hoạt động xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư chịu áp lực. do EIB có thế mạnh về XNK nên điều hành sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ tăng tín dụng, chất lượng tài sản, gây áp lực nợ xấu
=>> Các bank bị ảnh hưởng nhiều VCB CTG MSB BID EIB