Hoa Hồng Pleiku

Hoa Hồng Pleiku tin tức

12/05/2025

Một ngày nào đó...bạn chợt nhận ra mình đã "Già"!

Không phải vì tóc bạc.
Không phải vì da đã nhăn.
Mà bởi lòng bạn không còn xao động bởi những thứ lấp lánh ngoài kia.

Già...
Là khi bạn chẳng còn thiết tha những nơi ồn ào náo nhiệt,
không còn bị cuốn hút bởi ánh đèn rực rỡ hay âm thanh rộn ràng phố thị.
Bạn bắt đầu thấy mình yên lòng hơn trong một góc nhỏ tĩnh lặng_
Nơi có tiếng gió xào xạc và ánh sáng dịu dàng lách qua tán lá.

Già...
Là khi bạn thức dậy từ 4 giờ sáng,
không phải vì bận rộn
mà chỉ để lặng nghe tiếng gà gáy xa xa,
và chờ ánh bình minh lên như một người bạn cũ ghé thăm.

Là khi bạn pha một ấm trà không quá đậm,
mở radio nghe lại bài hát thời đôi mươi,
lật lại vài trang sách cũ,
và chầm chậm gõ nhịp suy tư bên khung cửa thời gian.

Già...
Là khi bạn yêu thích cảm giác một mình,
lang thang qua con phố quen,
dừng lại bên bức tường cũ loang lổ,
nhìn mái nhà rêu phong và hàng cây già mốc thếch như chính tâm trạng của mình.

Là khi bạn thấy lòng dịu lại trước một cái ghế gỗ bạc màu,
một quán cà phê xưa không ai lui tới,
một khuôn mặt xa lạ mà ánh mắt chất đầy trầm mặc.

Già...
Là khi bạn không còn muốn tranh hơn thua,
cũng chẳng thấy cần phải giải thích điều gì với ai.
Là khi bạn bắt đầu kiệm lời,
cả với người khác lẫn với chính mình.
Đôi khi, nghe chính giọng nói mình vang lên...cũng thấy lạ.

Già...
Là khi bạn đi tìm một nơi đủ bình yên để sống những tháng ngày còn lại.
Không phải để nghỉ ngơi_
mà để tách ra khỏi vòng xoáy của những thị phi, phù hoa,
để sống gần đất, gần trời và gần lại chính mình.

Già...
Là khi bạn buông dần những hờn giận,
nhẹ lòng tha thứ,
và để cho những thương_ ghét _ hơn _ thua tan vào trong gió.
Là khi bạn giữ lại trong tim mình chỉ vài điều:
một đức tin đủ lớn,
một đích đến đủ gần,
một vài người đủ thương để sống trọn một kiếp người.

Già...
Là khi bạn thấy mình không còn cần nhiều.
Chỉ cần đủ_ cho mình.
Chỉ cần đủ _ cho người mình thương.
Còn lại thì... cứ như mây bay ngang đời nhau,
đã từng ghé lại, đã từng ấm áp... rồi cũng tan vào chiều.

Và tất cả những tháng năm qua ấy,
dù buồn hay vui,
đều là một giấc mộng đẹp mang tên "thanh xuân"
một lần trong đời, đã sống hết mình.

Một gia đình quý tộc giàu có ở Anh đưa con trai nhỏ về vùng quê nghỉ mát. Trong lúc vui chơi, cậu bé vô tình rơi xuống m...
23/04/2025

Một gia đình quý tộc giàu có ở Anh đưa con trai nhỏ về vùng quê nghỉ mát. Trong lúc vui chơi, cậu bé vô tình rơi xuống một vực nước sâu. Hoảng loạn, cậu vùng vẫy trong tuyệt vọng. Không ai kịp phản ứng, và có vẻ như cái kết đau lòng đã được định sẵn.
Bỗng từ xa, một cậu bé nông dân nhỏ nhắn, gầy gò lao đến. Không chút do dự, cậu nhảy xuống dòng nước xiết, vật lộn với những con sóng và cuối cùng kéo được cậu bé quý tộc lên bờ an toàn.
Gia đình quý tộc vô cùng biết ơn. Người cha giàu có không chỉ cảm ơn suông, mà còn hỏi cậu bé nông dân:
— Cháu có ước mơ gì không?
Cậu bé cúi đầu, ngập ngừng:
— Cháu chắc sẽ theo nghề làm ruộng của cha…
Người đàn ông mỉm cười:
— Nhưng nếu cháu có thể mơ ước bất cứ điều gì thì sao?
Lần này, ánh mắt cậu bé sáng lên. Một giấc mơ đã bị chôn vùi bấy lâu, nay lần đầu tiên được cất lên:
— Cháu muốn trở thành bác sĩ!
Người cha quý tộc đã giữ lời hứa. Ông tài trợ cho cậu bé nghèo theo đuổi con đường học tập. Và cậu bé ấy chính là Alexander Fleming – người sau này tìm ra thuốc kháng sinh penicillin, cứu sống hàng triệu người trên thế giới.
Còn cậu bé quý tộc may mắn được cứu sống hôm ấy, lớn lên trở thành một trong những chính trị gia vĩ đại nhất lịch sử – Winston Churchill.
Định mệnh sắp đặt để họ gặp nhau lần nữa. Khi Churchill lâm trọng bệnh, tất cả các danh y đều bất lực. Nhưng rồi chính Fleming đã cứu sống ông, lần thứ hai, không còn là một cậu bé nông dân, mà là một bác sĩ lừng danh.
Hai cuộc đời, hai số phận, được kết nối bởi một hành động tử tế.

Bài học từ câu chuyện:
Lòng biết ơn có sức mạnh thay đổi vận mệnh
Sự biết ơn không chỉ là một cảm xúc, mà còn là một hành động. Khi giúp đỡ một ai đó với tất cả tấm lòng, bạn có thể thay đổi không chỉ cuộc đời họ, mà cả thế giới.
Giá trị của ước mơ và cơ hội
Không phải ai sinh ra cũng có điều kiện để theo đuổi giấc mơ. Nhưng đôi khi, chỉ một lời khích lệ, một cơ hội nhỏ có thể giúp một người viết lại số phận của mình.
Hành động tử tế có thể tạo ra những điều kỳ diệu
Một hành động tốt đẹp có thể lan tỏa, tạo ra vòng tròn thiện lành. Không ai biết trước những gì mình làm hôm nay sẽ dẫn đến điều gì trong tương lai, nhưng chắc chắn, điều tốt sẽ luôn quay trở lại.

THÀ CHẾT Ở TỈNH CÒN HƠN LÀ VÔ BV CHỢ RẪY..."Em rễ tui bị K dạ dày di căn, hóa trị ở BVCR đã 8 lần, mỗi lần đi lại đều vô...
10/04/2025

THÀ CHẾT Ở TỈNH CÒN HƠN LÀ VÔ BV CHỢ RẪY..."

Em rễ tui bị K dạ dày di căn, hóa trị ở BVCR đã 8 lần, mỗi lần đi lại đều vô cùng cưc khổ. Ấy là nghe nó nói chứ tui không hình dung được. Cho đến lần tái khám này đi cùng với nó, tui mới biết thế nào là " lễ độ" với cái sự quá tải và cung cách phục vụ của BV CR

Thôi thì ghi chép lại đây như một nỗi ám ảnh nhớ đời

TẬP 1:
17-3 đi xe KonTum - SG

18.3: xếp hàng từ 5h sáng ở khoa điều trị ( không phải nhập mới). 8h30 đến lượt thăm khám. Xếp hàng chờ lấy máu xét nghiệm. Rồi xếp hàng chờ city. 11h phòng city cho giấy hẹn phải 10 ngày nữa, tức 28-3 mới chụp city được
Không lẽ về, tìm hiểu thì BVCR có chụp city dịch vụ trong ngày. Giá 3.2 triệu, bấm bụng đăng ký, 16h chiều chụp luôn. Một ngày nhịn đói.

Ngày 19-3: tiếp tục xếp hàng để nội soi đại tràng. Đến gần trưa tới lượt, BS cho một toa 3 đơn vị thuốc dặn mua rồi chia ra uống, chiều hôm sau mới nội soi được. Ngày thứ 2 lại nhịn ăn, chỉ uống sữa.

Ngày 20-3: chiều xếp hàng nội soi. 16h xong, có 1 mẫu u sinh thiết phải 10 ngày sau, tức 28.3 mới trả kết quả.
Thế là xong cái nhịn ăn 3 ngày, ăn tạm ít cháo chống đói rồi về ( hết tập 1)

TẬP 2:
27-3 đi máy bay GL -SG vì thằng em bụng sưng to và yếu quá không đi xe nỗi

28.3 lại xếp hàng ở khoa điều trị từ 5h sáng, số thứ tự 41. Không nghe gọi số, chỉ gọi tên Chờ đến 9h phát hiện sao người ta số 8 mấy, 9 mấy vào cả mà mình thì chưa, tui đục thẳng vào phòng khám hỏi. Cô điều dưỡng khó chịu nhưng tui thắc mắc mắc hợp lý nên cũng lục hồ sơ rồi bảo riêng ca này phải 10h- 10h30 bác sỹ mới khám được. Đến hẹn vào, cô điều dưỡng lại hẹn chiều 2h, vì chưa có kết quả sinh thiết. Tui bực quá bảo: vậy chứ xếp hàng bốc số để làm gì mà đến số không thông báo bệnh nhân biết, cứ để nhịn đói chờ đợi là sao? Cô ấy xin lỗi do quá đông, quá tải nên sơ xuất?!

Chiều 14h quay lại, kết quả sinh thiết u lành, tóm lại là k di căn nhưng chưa đến đại tràng. Và vì bụng sưng to đầy dịch, đau nên BS cho chuyển sang khoa điều trị giảm nhẹ để rút bớt dịch, sau đó quay lại khoa hóa trị tính tiếp sau.

Thế là sang xếp hàng khoa điều trị giảm nhẹ. Khoa này ít bệnh nhân nên đến lượt nhanh. Cô BS bảo chiều thứ 6 rồi, giải quyết nhập viện thì nhanh thôi, nhưng thứ 7+ CN BS không làm thủ thuật hút dịch ổ bụng, phải thứ 2, nên nhập cũng mất công, cứ về nghỉ ngơi thoải mái sáng thứ 2 vào nhập cũng được. Nghe quá chí lý nên anh em trở về phòng trọ nghỉ.

Thứ 2 31-3: sáng sớm quay lại Khoa điều trị giảm nhẹ. Lần này BS khác, sau khi thăm bệnh ông bảo thôi cho thuốc về uống, hẹn 14-4 tái khám. Em tui bảo bụng đau lắm, muốn nhập viện rút dịch, với lại chiều thứ 6 BS hứa thứ 2 nhập viện, chứ về uống thuốc thì chiều thứ 6 em đã xin toa rồi về tỉnh, ở lại chị mất 3 ngày? Ông BS nghiêm mặt: ở đây tôi là người chịu trách nhiệm chính, anh cứ về uống thuốc, không cần nhập viện rút dịch đâu...

Thằng em nghe nói không cần rút dịch, nghĩ chắc bị nhẹ chỉ uống thuốc là đỡ nên mừng ra mặt: Dạ dạ... Tui xem toa 5 loại thuốc, thấy có 2 loại quen: paraceramol giảm đau, lactulose hổ trợ trị trào ngược dạ dày; còn 3 loại không biết- chắc biệt được gì đó.

Quay lại khoa hóa trị theo lời dặn, BS bảo bên kia ( tức khoa điều trị giảm nhẹ) đã nói thế thì cứ về , 14-4 lại tái khám.

Thế là anh em tui lủi thủi ra về.

TẬP3:
Về đến nhà, tra cụ Gồ thì 3 loại thuốc trong toa còn lại hóa ra là thuốc trị viêm dạ dày, chống trào ngược, chả phải biệt dược nào để rút dịch bụng, trị k gì cả. Thằng em tui sốc nặng, lại suy kiệt và đau quá nên nhập bệnh viện tỉnh gấp. BV tỉnh lập tức xử lý hút dịch bụng ngay, truyền nước, thuốc...

Coi như mất toi 2 chuyến đi KT- SG với 2.400 cây số và 14 ngày ở trọ, ăn chực nằm chờ chỉ để nhận 1 cái đơn thuốc(?!). Và theo lịch hẹn tái khám 14-4 tới đây là gần tháng, nếu vào lại BV CR không biết có nên cơm cháo gì không, nhưng tui chắc thằng em tui không còn hơi sức để đi; thậm chí là die sớm vì đi lại mỏi mòn suy kiệt chứ chưa chắc die vì k di căn đâu.

Thôi thì thà die mẹ ở tỉnh cho nó đỡ khổ thân, đỡ bực mình lại tiết kiệm mớ tiền lo hậu sự cho rồi. Quá sợ cái BV CR!!!
Nguồn: Như Ý Gia Lai

12 công cụ AI trong năm 2025 có thể giáo viên phụ huynh sẽ cần:1. ChatGPT.com – Giải quyết mọi vấn đề 2. SlidesAI.io – T...
04/04/2025

12 công cụ AI trong năm 2025 có thể giáo viên phụ huynh sẽ cần:
1. ChatGPT.com – Giải quyết mọi vấn đề

2. SlidesAI.io – Tạo bài thuyết trình PowerPoint

3. MidJourney.com – Tạo ra tác phẩm nghệ thuật

4. Replit.com – Sinh mã lập trình

5. Synthesia.ai – Tạo video từ AI

6. Soundraw.io – Sáng tác nhạc

7. Fliki.ai – Tạo video TikTok

8. Starry.ai – Tạo avatar bằng AI

9.RecCloud.com – Chuyển giọng nói thành văn bản

10. PicWish.com – Chỉnh sửa hình ảnh

11. Pictory.ai – Chỉnh sửa video

12. Relume.io – Thiết kế ưebsite
St

Đẹp quá cơ
25/03/2025

Đẹp quá cơ

kinda Blue Tim tím cả góc trời
15/03/2025

kinda Blue
Tim tím cả góc trời

06/02/2025

Câu chuyện nhân văn

"Tao đi từ Nam ra Bắc tao không thấy có đứa con dâu nào như mày."

"Con đi khắp cái gầm trời này cũng không có người mẹ chồng nào như mẹ."

"Tao thì làm sao?"

"Thế con thì làm sao?"

"Mày chả làm sao, mày là nhất. Đi ra ruộng thì đi luôn đi. Ban ngày thì mải đi chơi, tối tắt mặt trời đổ lúa vào xay. Làm việc không khoa học chỉ có nghèo suốt đời con ạ."

***

"Con nghèo thì mẹ cũng nghèo theo, nên đừng có mà trù ẻo."

Ngày nào bọn tôi cũng được nghe "dân ca và nhạc cổ truyền" miễn phí từ hai mẹ con nhà bà cụ Thao.

Cụ năm nay tám mươi tuổi rồi, con dâu cụ thì hơn bốn mươi tuổi. Nghe đâu bảo ngày xưa cụ sức yếu, sảy mấy lần mới sinh được chú Tự. Vì là con cầu tự nên bà chiều chú lắm, từ nhỏ tới lớn muốn gì được nấy. Ngày chú Tự cưới cô Tin bà cụ cũng chẳng thích lắm, vì cô Tin học hết cấp một là nghỉ rồi. Nhưng chú Tự kiên quyết nên cụ phải cắn răng tổ chức lễ cưới. Cưới xong cô Tin sinh liền tù tì ba đứa con gái, cụ cứ bĩu môi mãi là đồ không biết đẻ.

Cụ bảo cô Tin, liệu mà sinh thêm thằng cu nối dõi, kẻo lúc bố chúng nó đi gái lại ngồi mà khóc. Con gái là con người ta. Cô Tin nghe thế bực mình bảo, "con gái là con người ta, con dâu đích thực mẹ cha mua về, thế sao mẹ không đối xử tốt với con đi, con nào chả là con, con trai mẹ có ở nhà chăm mẹ đâu, toàn thân con hầu hạ." Bà cụ hừ một cái rõ dài rồi quay mặt vào tường, chẳng nói gì thêm.

Mỗi ngày đều nghe thấy mẹ chồng con dâu nhà cụ kẻ xướng người tùy, hay hơn cả xem kịch nói trên VTV1 mỗi tối thứ bảy. Hôm nào không thấy hai mẹ con cụ cãi nhau, là thấy xóm hiu hắt hẳn.

Có một sớm, tôi vừa cho kem đánh răng vào miệng, thấy bà cụ nhà bên hậm hực gào toáng lên:

"Tay tao bưng trầu, đầu tao đội lễ, tao rước mày về cái nhà này, chứ không phải con giun cái kiến nó tha mày về mà mày không biết lớn biết bé, đi không thưa về không gửi."

"Mẹ ngủ ngáy o o, đấm bảy ngày chả hự, con thưa gửi kiểu gì? Mà con đi bừa chứ đi đâu mà thưa với gửi, mẹ bớt bớt cái tính cổ hủ đi."

"A, tao cổ hủ, mày chê bà già này cổ hủ, để tao gọi chồng mày về xem nó có cho mày một trận không, mày dám chê mẹ nó à?!"

"Mẹ đi mà gọi, con chả ngán. Mẹ chửi xong rồi thì ra ăn bánh quấn đi không nguội."

"Tao không ăn."

"Không ăn tận trưa mới có cơm đấy, lát bọn trẻ về nó ăn hết lại chả kêu. Bà Tư bún làm riêng cho mẹ đấy."

"Hừ, cái con mụ Tư bún chỉ khéo mồm, bán thì đắt, mày chỉ khéo vẽ vời tốn tiền."

"Thế mẹ có ăn không?"

"Chả ăn thì sao?"

"..."

Tôi cười nuốt cả kem đánh răng.

Cả làng tôi đều biết bà cụ Thao là địa chủ hết thời, ai cũng sợ cụ. Ngày cụ còn trẻ còn khỏe, đanh đá nhất làng, chẳng ai dám động đến cụ. Thế mà không hiểu sao cô Tin chịu được những gần hai mươi năm. Nghe đâu ngày cô Tin mới về làm dâu, làm bà cụ tăng huyết áp mấy lần, cụ còn dọa thắt cổ t.ự t.ử. Thế là cô cắt ngay cái màn tuyn, nối thành cái dây dài treo thòng lòng từ nóc nhà xuống, rồi bảo cụ leo lên. Cụ tức quá chửi ầm lên, nói cô muốn g.i.ết cụ. Cô phì cười bảo là cụ tự muốn c.h.ết, nếu không muốn c.h.ết thì xuống bếp ăn cháo cá đi không nguội nó tanh. Cụ chọn cháo cá. Vừa ăn vừa hừ, hừ, hừ.

Chú Tự đi làm xây dựng mãi dưới Quảng Ninh, một năm chẳng về được mấy lần. Bà cụ tuổi già hay ốm, hay nũng, hay giận. Chỉ có cô Tin mới trị được cụ. Mỗi lần hàng xóm nói cô khổ, vớ được mẹ chồng ghê gớm, cô cười hi ha, "người già với trẻ con là một, dỗ dành một tí là ngoan như bống ấy mà." Ban đầu mọi người nghĩ cô khôn khéo ý tứ, cho là cô ba phải, sau rồi phát hiện ra cô chẳng bao giờ đi nói xấu mẹ chồng ở bất cứ đâu. Thành ra mỗi ngày thấy mẹ con cô "hát tuồng", ai cũng dỏng tai lên nghe rồi đem đi buôn bán trong những vụ dưa lê ngoài ruộng. Mà bà cụ gắt gỏng là thế, nhưng đi đâu cũng một câu con Tin nhà tôi, hai câu con Tin nhà tôi. Sau hàng xóm cũng quen, lại nghĩ chắc cô Tin và bà cụ kiếp trước là nghiệt duyên, kiếp này phải trả nợ, cả đời dính vào nhau.

Hàng ngày hai người tranh chấp toàn chuyện lông gà vỏ tỏi. Từ việc hát ru con tới việc tắm cho lợn, mà cuối cùng toàn bà cụ thua. Vừa ăn vừa thua, vừa phơi lưng cho con dâu bóp thuốc vừa lầm bầm chửi biết thế ngày xưa tao ép thằng Tự lấy đứa nhiều chữ hơn. Học nhiều nó mới ngoan. Cô Tin cười ha hả, làm gì có ai nhiều chữ bằng mẹ, văn thơ mẹ cả cái chuồng trâu nhà mình chứa không hết.

"Cha tiên sư bố mày..."

Một hôm, cô Tin cuống lên đi tìm bà cụ. Chả là không biết bà cụ nghe ai nói chú Tự có bồ. Thế là cụ bỏ ăn, nằm liệt hai ngày. Cô Tin gọi chú Tự về gấp, chú bảo bận chưa về được. Sáng hôm sau cô đi chợ, về thì không thấy cụ đâu. Cô tìm nhà trên xóm dưới, rồi hoảng hốt chạy ra ao, ra giếng, không thấy bóng người. Cô cuống lên gọi điện thoại, "mẹ anh c.h.ết rồi anh có về không hả? Không thấy mẹ anh đâu, anh về ngay còn kịp tìm x.á.c."

Chú Tự về nhanh như một cơn gió, bốn giờ chiều đã có mặt ở nhà, hàng xóm hỗ trợ tìm cụ từ trưa không nghỉ. Thấy chú về cô khóc toáng lên, đánh chú thùm thụp, miệng liên tục sao giờ anh mới về, không thấy mẹ đâu cả, không thấy mẹ đâu cả. Thiu hết cả bánh giò rồi.

"Mới có từ trưa thiu thế nào được?"

Cả nhà: "..."

Không biết cụ chui từ đâu ra, cả người lấm lem. Cô Tin nín bặt cả khóc. Cả xóm trắng mắt. Ai nấy đều thở phào. Chưa kịp phào xong thì cụ ngã lăn quay ra đất, mọi người lại tán loạn đưa cụ đi trạm xá cấp cứu. Bác sĩ bảo cụ bị tụt huyết áp do quá đói. Rồi bác sĩ nguýt cô Tin một cái rõ dài, "đúng là một mẹ nuôi được mười con chứ mười con không nuôi nổi một mẹ."

Cô Tin: "..."

Truyền được nửa chai đường thì bà cụ tỉnh lại, thấy con dâu khóc thút thít cụ xì mặt ra: "mày định khóc bây giờ cho đủ để lúc tao chết mày không khóc nữa phải không?"

Cô Tin: "..."

"Bánh giò có mang theo không?"

Cô Tin: "..."

"Biết ngay mà, chỉ có giả bộ thảo hiền là giỏi."

Chú Tự, cô Tin: "..."

Có mẹ chồng giỏi ăn nói nó khổ thế đấy.

Cô hỏi cụ, mẹ trốn ở đâu cả ngày mà tìm mãi không thấy. Bà cụ hừ một cái, trốn trên cái hố mối bãi chè sau nhà chứ đâu. Mày cứ động tí là đầu óc lú lẫn, bã đậu.

"..."

Trưa hôm sau bà cụ được về nhà. Sau khi ăn xong bát cháo gà tần thuốc bắc, cụ gõ cái gậy xuống đất, bắt chú Tự quỳ xuống trước bàn thờ ông cụ Thao. Chưa kịp nói gì cụ đã phang túi bụi.

"Con chó có đuôi, con người có ý thức. Vợ anh ở nhà bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, để anh ra ngoài ăn chơi đàng điếm hả?"

"Con không có."

"Tôi quản anh có hay không hả? Tôi là tôi biết hết, anh chê tôi già mắt kém anh định qua mặt tôi phỏng? Đường đường là thằng đàn ông, văn chương chữ nghĩa bề bề, thần l... nó ám thì mê mặc lòng. Tôi nói anh biết, nhà tôi chỉ có mình con Tin được có tên trong gia phả. Mấy con yêu tinh quạ cái kia đừng hòng bước chân vào. Anh khôn hồn thì biết đường mà về nhà hối lỗi với vợ con. Tôi chỉ có ba đứa cháu, tôi không cần cháu trai, anh thích đi kiếm con hoang con ở thì cút khỏi cái nhà này. Hừ, hừ, hừ."

Sợ bà cụ tăng huyết áp, cô Tin đuổi chú ra nhà ngoài, tối đó cô ngủ cùng bà. Sáng hôm sau cô bảo chú: "mẹ bảo tay mẹ bưng trầu đầu mẹ đội lễ mẹ rước tôi về, nên nhà này của tôi. Anh cứ chọn đi, bà cụ chả sống được mấy nữa, bà chỉ có mình anh, anh sống sao thì sống."

Nửa tháng sau người ta thấy chú Tự xách ba lô về, sau đó đi theo mấy ông thợ cả ở làng nhận mấy công trình nhà văn hóa thôn bản.

Còn bà cụ và cô Tin ở nhà vẫn cất bài ca đi cùng năm tháng.

"Thế gian được vợ hỏng chồng. Nhà mày thì hỏng cả ông lẫn bà."

"Không phải đều là con mẹ à?"

"Tao mà đ.ẻ ra cái loại chúng bay à?"

"Thế chồng con chui ra từ cái lỗ nẻ nào?"

"Cái loại rạch giời rơi xuống chứ sao."

"Rồi rồi, con thần con thánh, sét đánh không ch ết. Mẹ ngồi im con kỳ lưng, trơn là n.g.ã g.ẫ.y cổ bây giờ."

"Hừ. Hừ. Hừ."
copy Câu chuyện nhân văn

23/01/2025

Vay tiền nhanh. .

23/01/2025
DANH SÁCH MUA SẮM TẾT 2025 HIỆU QUẢ NHẤT1. ĐỒ CÚNGCúng kiểng là hoạt động không thể thiếu trong mấy ngày Tết. Tại đây sẽ...
16/01/2025

DANH SÁCH MUA SẮM TẾT 2025 HIỆU QUẢ NHẤT

1. ĐỒ CÚNG
Cúng kiểng là hoạt động không thể thiếu trong mấy ngày Tết. Tại đây sẽ bao gồm những vật phẩm như hương nhang, đèn nến, tiền mã, hoa quả cúng, cau trầu.

Vì dịp cuối năm 100% các gia đình đều sẽ dọn dẹp ban thờ cúng nên không thể thiếu nước bao sái (gừng/quế/rượu trắng pha với nước ấm) và dụng cụ lau chùi như khăn sạch bao sái,

2. THỰC PHẨM
- Đồ truyền thống: Bánh chưng/bánh tét, miến, gạo nếp,...
- Đồ ngọt: Bánh kẹo, mứt Tết, bia, nước ngọt,...
- Đồ tươi sống: Thịt, rau củ không cần mua trữ quá nhiều. Có những nơi mùng 2 chợ đã hoạt động trở lại, vì vậy hãy mua vừa đủ ăn để đảm bảo được đồ luôn tươi mới.

3. ĐỒ VỆ SINH & TRANG TRÍ
Vệ sinh cơ thể: Ngày cuối cùng của năm cũ, có 1 thứ không thể bỏ lỡ đó là xông tắm lá mùi thơm. Cận kề Giao Thừa hãy tắm hoặc rửa mặt bằng nước mùi già này https://s.shopee.vn/1VjFlJglXD
Ngày xưa, khi mà các loại tinh dầu thơm, xà phòng thơm còn hiếm thì tắm nước mùi già là một cách để lưu hương thơm trên cơ thể, để tẩy trần những bụi bặm ở năm cũ.

Vệ sinh nhà cửa: Chuẩn bị các dụng cụ như chổi, khăn, nước lau sàn. Tẩy uế bằng đốt bồ kết xông nhà.

Trang trí trong nhà: hoa đào, hoa mai, cây cảnh (quất, bonsai), đèn lồng, đèn nháy, câu đối đỏ.

4. QUÀ BIẾU
Giỏ quà cho người thân và đối tác: Giỏ/hộp bánh kẹo, rượu vang, trà hoặc đặc sản vùng miền

Bao và tiền lì xì: Số tiền lì xì nên được chuẩn bị từ trước với mệnh giá tùy theo đối tượng và khả năng tài chính của bạn.

Address

338/52 Trường Chinh/Trà Bá/Tp Pleiku/Gia Lai
Tinh Pleiku

Telephone

0773557679

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hoa Hồng Pleiku posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share