Tuổi trẻ xã Tân Hùng

Tuổi trẻ xã Tân Hùng Tổ chức Chính trị- xã hội, Công tác Đoàn - Hội- Đội địa phương

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc...
29/10/2024

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống
Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không quản hiểm nguy, ngay lập tức lao xuống dòng nước cứu hai cháu bé- đó là hành động cao đẹp của Trung sĩ Lò Văn Thanh, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND công tác tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Lai Châu.
Trung sĩ Lò Văn Thanh vinh dự là 1 trong 20 gương mặt được vinh danh “Thanh niên sống đẹp” năm 2024, một chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Namtổ chức ngày 16/10 vừa qua.
Câu chuyện về hành động dũng cảm cứu 2 cháu bé đuối nước của Trung sĩ Lò Văn Thanh mỗi khi nhắc lại vẫn khiến nhiều người không khỏi xúc động. Vào tháng 7 vừa qua, Trung sĩ Lò Văn Thanh được về nghỉ phép tại quê nhà ở xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Vào buổi chiều ngày 26/7, trong lúc phụ giúp gia đình cắt cỏ cho gia súc tại khu vực gần lòng hồ thủy điện Bản Chát, thuộc địa phận bản Pá Khôm, xã Pha Mu, huyện Than Uyên, anh bỗng nghe thấy tiếng hô hoán, kêu cứu bên cánh đồng. Hóa ra, 2 em nhỏ là Lò Mạnh Toàn, 6 tuổi và Lò Hạ Vy, 4 tuổi đi mò ốc cùng bà nội thì không may bị trượt chân rơi xuống hồ thủy điện Bản Chát. Anh chạy vội đến và nhìn thấy hai cháu bé đang chấp chới, vật lộn dưới hồ nước sâu. Không quản ngại nguy hiểm, chỉ nghĩ làm sao cứu được 2 bé, anh nhanh chóng nhảy xuống hồ. Nhận thấy cháu Hạ Vy đang yếu dần, anh đã cố gắng kéo bé lên bờ trước sau đó lại tiếp tục lao xuống dòng nước để cứu cháu Toàn. Tuy nhiên, lúc đưa được Toàn lên bờ cũng là lúc bé đã bất tỉnh. Trung sĩ Lò Văn Thanh nhớ lại: “Vốn đã được đào tạo về các kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước trong quá trình công tác nên tôi cố gắng ép lồng ngực, hô hấp nhân tạo cho cháu Toàn. Khoảng vài phút sau, cháu Toàn tỉnh lại và nhanh chóng được người nhà đưa đến trạm y tế”. Đó cũng là lúc anh nằm vật ra cánh đồng vì mệt. Chia sẻ với chúng tôi, Trung sĩ Lò Văn Thanh cho hay: “Thấy 2 bé chới với giữa dòng nước sâu, tôi cố gắng nhanh nhất có thể lao xuống cứu người, không một chút nghĩ ngợi sẽ đe dọa đến tính mạng của mình. Nhanh chóng lặn xuống nước dùng sức kéo 2 cháu vào bờ, cứu người xong tôi thấy rất vui và hạnh phúc”.
Với nghĩa cử cao đẹp của mình, ngày 29/7/2024, Trung sĩ Lò Văn Thanh đã vinh dự nhận được Thư khen của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. Thư khen của đồng chí Bộ trưởng nêu rõ: “Hành động dũng cảm, quyết đoán của đồng chí Lò Văn Thanh đã kịp thời cứu sống 2 cháu bé, đồng thời thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, tiêu biểu cho hình ảnh, phẩm chất của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không quản nguy hiểm, luôn sẵn sàng bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân”.
Dáng người rắn rỏi, Trung sĩ Lò Văn Thanh khiến người khác yêu quý ngay từ đầu bởi nụ cười hiền hậu, chân chất. Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, ngay từ khi còn nhỏ, anh đã sớm mang trong mình mơ ước trở thành người chiến sỹ CAND. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trung sĩ Lò Văn Thanh tham gia phục vụ có thời hạn trong CAND, công tác tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Lai Châu. Theo Đại tá Nguyễn Văn Luy, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu, quá trình tham gia công tác, Trung sĩ Lò Văn Thanh luôn chấp hành tốt nội quy của đơn vị, tích cực tham gia các phong trào đoàn thể, hăng hái học tập và rèn luyện, có ý thức tổ chức kỷ luật. Đến nay cũng đã tròn 21 tháng, Trung sĩ Lò Văn Thanh công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu. Chia sẻ với chúng tôi về ước mơ của mình, chàng Trung sĩ trẻ tuổi cho biết, em mong ước mình sẽ trở thành một người cán bộ CAND để mang sức mình đóng góp vào công cuộc bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Chúc cho ước mơ của chàng Trung sĩ có nghĩa cử cao đẹp sớm trở thành hiện thực.
Nguyễn Hương

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)Những danh lam thắng cảnh 'động lòng người' của Việt NamThiên nhiên ư...
23/10/2024

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)
Những danh lam thắng cảnh 'động lòng người' của Việt Nam
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Việt Nam nhiều danh lam thắng cảnh được ví như những "thiên đường" đầy mê hoặc, cục nam châm hút khách du lịch bốn phương.
Vịnh Hạ Long - Kỳ quan thiên nhiên thế giới
Nói đến các danh lam thắng cảnh miền Bắc hay của Việt Nam thì bất kỳ ai cũng từng nghe danh vịnh Hạ Long một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Nằm ở vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long sở hữu hàng nghìn hòn đảo hùng vĩ tạo thành quần thể đồ sộ.
Du khách đến Vịnh Hạ Long còn có thể chiêm ngưỡng rất nhiều những “kỳ quan” khác với những vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của hệ thống hang động đá vôi kỳ thú chỉ nơi đây mới có như động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Đầu Gỗ, Mê Cung, đảo Ti Tốp, bãi Ba Trái Đào, Bãi Cháy – bãi tắm ven bờ đẹp nhất của vịnh.
Thác Bản Giốc - cảnh đẹp miền Bắc
Tọa lạc tại địa bàn xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, thác Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Đông Nam Á và lớn thứ 4 trên toàn thế giới. Nhìn từ trên cao, thác Bản Giốc như tấm lụa trắng, mềm mại uốn lượn giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Tất cả tạo ra một khung cảnh kỳ vĩ khiến người xem ngẩn ngơ, choáng ngợp bởi vẻ đẹp hùng vĩ và dữ dội giữa bức tranh xanh thẳm của rừng núi.
Hàng năm, thác nước vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.
Cố đô Huế đẹp nên thơ
Huế nổi tiếng nhờ vẻ đẹp cổ kính và mang nét văn hóa đặc sác của vùng đất cố đô. Mùa du lịch Huế từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đẹp nhất là 3-4 tháng đầu năm. Là thủ phủ của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, rồi là kinh đô của nhà Tây Sơn và cuối cùng là triều đại nhà Nguyễn, Huế còn lưu giữ được rất nhiều những giá trị văn hóa lịch sử, những dấu tích của vương triều phong kiến xa xưa.
Huế có rất nhiều điểm tham quan không thể bỏ qua như Đại Nội (Hoàng thành) và các di tích khu vực Kinh thành; các di tích lăng tẩm như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức… và các địa danh khác như phố cổ Bạch Đằng, Chi Lăng, phố cổ Bao Vinh, hoặc trải nghiệm du ngoạn ngắm cảnh sông Hương, tới các làng mạc, đầm phá...
Hùng vĩ đại ngàn Tây Nguyên
Các dòng thác đẹp điểm tô non nước là báu vật thiên nhiên ban tặng miền đất Tây Nguyên. Từ trên cao đổ xuống, thác nước tung bọt trắng, tạo thành những bức tranh sinh động và hùng vĩ. Mỗi thác nước một vẻ đẹp riêng. Thác Dray Nur (Đắk Lắk) trông như bức tường thành hiên ngang với dòng chảy ào ạt cùng bụi nước bay mịt mù cả một khúc sông. Thác Phú Cường giống như dải lụa, len lỏi qua các kẽ đá giữa núi rừng Gia Lai. Thác Liêng Nung (Đắk Nông) đổ từ vách đá cao lớn qua một cửa hang động kỳ bí… Với khung cảnh tráng lệ, những dòng thác ở Tây Nguyên luôn thu hút du khách từ khắp nơi đến đây chiêm ngưỡng.
Miền đất đỏ bazan Tây Nguyên hội tụ vẻ đẹp hùng vĩ như vùng Tây Bắc, lại có vẻ đẹp êm đềm của vùng đồng bằng thôn quê và cả những góc nhìn lãng mạn riêng. Đến nơi đây, bạn có thể lang thang khám phá núi rừng, thảo nguyên, đồi cà phê, đồi chè xanh mướt, ngắm nhìn những dòng sông mênh mang, hồ nước soi chiếu cảnh vật nên thơ… Một số thắng cảnh thiên nhiên nổi danh của Tây Nguyên gồm Biển Hồ Pleiku, núi lửa Chư Đăng Ya, hồ Lak, hồ Tà Đùng…
Bình dị miền sông nước Nam Bộ
Ai về thăm sông nước miền Nam không thể không đến miền Tây Nam Bộ. Du khách sẽ có cơ hội tham gia vô số trải nghiệm độc, lạ và đáng nhớ như mua sắm ở chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), xem hát cải lương, đến thăm hàng trăm ngôi chùa cổ kính...
Nằm trên dòng kênh Xà No, thuộc vùng sông nước Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng được mệnh danh là chợ nổi sầm uất nhất miền Tây Nam Bộ. Từ 5h sáng đến 8h sáng, hàng chục chiếc thuyền neo đậu san sát nhau trên sông. Sự yên tĩnh vào buổi sáng sớm bị phá vỡ bởi tiếng mua bán, trò chuyện, hát hò… đậm đà hương vị miền Tây Nam Bộ.
Hoàng Trung Hiếu
Nguồn: baoquocte.vn

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)Cô giáo giàu lòng nhân ái được vinh danh ‘người tốt việc tốt’Với tấm ...
14/10/2024

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)
Cô giáo giàu lòng nhân ái được vinh danh ‘người tốt việc tốt’
Với tấm lòng nhân ái, cô Nguyễn Thị Thanh Vân, giáo viên Trường THCS Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) được vinh danh ‘người tốt việc tốt’.
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP Hà Nội vừa tổ chức lễ vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024.
Là một trong số các gương mặt được biểu dương tấm gương “Người tốt, việc tốt” cấp thành phố năm nay, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Vân đến từ Trường THCS Giáp Bát không giấu nổi niềm vui, tự hào và xúc động.
Đây là động lực giúp cô tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Ngoài chức trách và nhiệm vụ của một nhà giáo, cô luôn đau đáu và dành nhiều tâm huyết để động viên, giúp đỡ những hoàn cảnh học sinh khó khăn của trường.
Trong hai năm học 2022-2023 và 2023-2024, cô Vân đã Hỗ trợ chi phí học tập, tham gia các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày cho em Lý Thành Tài ở lớp mình chủ nhiệm (bố ốm nặng, mẹ không có công việc ổn định), tổng mỗi năm học là 5.847.000 đồng.
Hoàn cảnh của em Tiến Minh cũng rất éo le khi bố bỏ nhà đi, mẹ trầm cảm nặng, em phải ở với ông bà. Từ năm 2021 đến 2024, Minh cũng được cô Thanh Vân hỗ trợ chi phí học tập là 7 triệu đồng. Cô Vân cũng giúp em Quỳnh Anh và Đình Thiện lớp 9H năm học 2022 – 2023 là 9 triệu đồng.
Từ năm học 2022 – 2023, cô Vân hỗ trợ chi phí học tập, tham gia các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày cho các em Tiến Minh và Thành Tài mỗi người 3 triệu đồng. Tổng số tiền cô Thanh Vân ủng hộ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt là 30,7 triệu đồng.
Bên cạnh đó, cô Vân cũng là cầu nối việc làm thiện nguyện như: Tiếp nhận SGK cũ của học sinh sau đó trao tặng cho các em lớp dưới có hoàn cảnh khó khăn, nhận đồng phục của những học sinh lớp 9 đã ra trường mang về giặt là và trao tặng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp.
Cô dành thêm thời gian ôn tập ngoài giờ để kèm một số học sinh học đuối để các em dần tiến bộ từng ngày. Đặc biệt với lớp 9, cô Vân cũng tập trung nhiều thời gian ôn tập thêm cho học trò sau các giờ học chính khóa miễn phí.
Về chuyên môn, cô Thanh Vân luôn quan tâm, bồi dưỡng đến chất lượng mũi nhọn và đạt kết quả tốt khi có em Nguyễn Hương Giang lớp 9A đạt giải nhất, em Đặng Bảo Linh đạt giải Ba học sinh giỏi môn GDCD cấp Quận năm học 2022-2023. Năm 2023 – 2024, em Lưu Trúc Chi lớp 9A4 và Nguyễn Phương Thủy lớp 8A4 đạt giải Khuyến khích cấp quận môn GDCD.
Năm 2023, cô Nguyễn Thị Thanh Vân đạt giải Nhì hội thi Giáo viên dạy giỏi (GVDG) cấp trường môn Ngữ văn. Năm 2024 đạt giải Nhất GVDG cấp trường môn Giáo dục công dân, giải Khuyến khích trong hội thi GVDG cấp Quận môn Giáo dục công dân. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2023 – 2024 đạt loại C cấp Quận.
Nhà giáo Đỗ Thu Hà – Hiệu trưởng Trường THCS Giáp Bát đánh giá: “Với 25 năm trong nghề, cô Thanh Vân luôn tâm huyết, trách nhiệm với học sinh. Cô luôn dành hết tình yêu thương, sự tận tâm, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cô Vân có chuyên môn vững vàng, tinh thần sáng tạo để mỗi giờ học trở nên thú vị, cuốn hút học trò. Với những việc làm của mình, cô Vân xứng đáng là bông hoa việc tốt lan tỏa tới các đồng nghiệp”.
Giaoducthoidai.vn

KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU, CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG – ÁNH SÁNG, NIỀM TIN VÀ LẼ SỐNG CỦA CHÚNG TATrong các nội dung bàn về chủ nghĩa ...
30/09/2024

KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU, CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG – ÁNH SÁNG, NIỀM TIN VÀ LẼ SỐNG CỦA CHÚNG TA
Trong các nội dung bàn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì vấn đề lý luận và thực tiễn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta luôn được những người có quan điểm đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lập trường, quan điểm của Đảng ta đặc biệt quan tâm, tìm mọi cách công kích, chống phá. Vì sao họ lại cố tình xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta về đường lối đổi mới cho rằng, ở Việt Nam cần phải lựa chọn con đường khác chứ không phải là tiếp tục đi theo con đường CNXH, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ! Họ lập luận rằng: Thay đổi mục tiêu, con đường, định hướng phát triển lúc này là rất cần thiết. Có thay đổi thì mới thật sự có sự đổi mới; người Việt Nam sẽ có điều kiện để hòa nhập, hội nhập quốc tế, Việt Nam mới mau chóng trở thành con rồng, con phượng ở châu Á.
Theo họ, con đường “ngắn nhất, phù hợp nhất” đối với Việt Nam là bắt tay “làm ăn” với các nước tư bản phát triển. Họ lập luận rằng, hầu hết các nước trước đây đã từng là CNXH ở Đông Âu đã từ bỏ con đường đi lên CNXH, đã bắt tay với Mỹ, gia nhập EU, NATO, được phương Tây trợ giúp nên đã “lột xác”, “đổi đời”, có cuộc sống giầu sang, sung sướng.
Theo họ, “đổi mới như vậy mới đúng đắn, hợp thời”; tránh được sự cấm vận của một số nước lớn, tạo được môi trường phát triển bền vững, Việt Nam sẽ sớm chuyển mình, lột xác, chấm dứt sự lạc hậu, yếu kém, nhanh chóng vươn lên thứ hạng cao: gia nhập hàng ngũ các quốc gia hàng đầu, trở thành nước phát triển. Đó là cách giúp Việt Nam “có đột phá”. Hơn thế, họ lập luận rằng, nếu Việt Nam bắt tay với các nước lớn ở phương Tây, gia nhập khối NATO thì đó là thời cơ để giảm chi phí quốc phòng, an ninh, tập trung xây dựng, phát triển kinh tế, có ngay quân đội hiện đại, không cần chờ đến năm 2030 như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định. Từ đó, họ quả quyết rằng, tham gia khối NATO là cái đảm bảo chắc chắn nhất để Việt Nam có độc lập, chủ quyền quốc gia – dân tộc. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ Biển Đông, làm thui chột âm mưu xâm chiếm biển, đảo của Việt Nam, v.v..
Với những lập luận về “cái được” nêu trên, những người có quan điểm “cấp tiến” đã gửi thư “tâm huyết” kiến nghị, yêu cầu Đảng, Nhà nước ta phải đẩy nhanh quá trình đổi mới tư duy và mạnh dạn huỷ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin để sớm kết thúc thời kỳ quá độ gián tiếp đầy đau khổ hiện nay. Đặc biệt, Việt Nam phải từ bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đúng như TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói.
Phải nói ngay rằng, những “lời khuyên”, “kiến nghị” nêu trên là đi ngược lại mục tiêu, con đường, lẽ sống mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đương nhiên, nó đã không được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chấp nhận. Vì lẽ đó, những người này đã “quay xe”, “trở mặt”, lập tức uốn lưỡi nói xấu, xuyên tạc sự thật, cố tình bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước ta. Họ phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong gần 40 năm đổi mới mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được theo kiểu phủ định sạch trơn, nói càn, viết bậy.
Theo đó, những lời lẽ chua cay, nghiệt ngã, đã ra sức phê phán, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được tuôn ra từ sự thâm thù ấy cốt để gây sự nghi ngờ, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng, giá trị và ý nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước ta; tạo ra “một khoảng trống” trong lòng nhân dân; cố tình phân hóa các lực lượng “trung thành” với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, tìm cách mua chuộc, tập hợp các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, phản động thành một lực lượng độc lập, ép Đảng, chống phá Đảng; kêu gọi người dân, từ bỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH. Điều ấy đã làm cho không ít người dân bị “lây nhiễm cái xấu”, rơi vào trạng thái nghi ngờ tính đúng đắn, sáng tạo về đường lối đổi mới của Đảng ta; ra sức ca ngợi phương Tây, giá trị đồng đôla, đồng bảng Anh, đồng Euro và đời sống vật chất theo kiểu mắc “bệnh sùng ngoại”. Họ đã bị choáng ngợp, cả tin vào sự mê hoặc của lý luận tư sản, sự “thuyết phục”, bị mua chuộc của đồng tiền nên đã lún sâu vào “vũng bùn” của nhận thức sai lầm và những hành vi sai trái chống Đảng, Nhà nước, chống phá quân và dân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Lúc này đây, cần đẩy mạnh tuyên truyền lý luận về đường lối đổi mới của Đảng, tác phẩm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để củng cố niềm tin tất thắng vào đường lối xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tiếng gọi từ trái tim, mệnh lệnh của cuộc sống.
Cùng với đó, phải làm cho quần chúng nhân dân, hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch để có biện pháp đối phó; Đồng thời, giúp người dân nhận thức đúng về bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn từ những năm đầu thế kỷ XX. Đây là biện pháp hữu dụng nhất để giúp nhân dân “miễn dịch” trước các đòn tấn công ác hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch cả trong lý luận và trong thực tiễn; luôn tự tin, chủ động và tích cực tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái tốt; lấy cái đẹp dẹp cái xấu.
Chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng, để xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, thì đương nhiên, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa giai cấp vô sản và giai cấp địa chủ, phong kiến và giai cấp tư sản là tất yếu phải diễn ra. Nó là khách quan, vô cùng quyết liệt và phức tạp, đúng như V.I. Lênin khái quát, chỉ ra bản chất cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH là “thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn”. Ở đó, có những thành phần, những bộ phận, những mảng ghép đan xen giữa hai chế độ cũ và mới: tư bản chủ nghĩa và XHCN.
Đối với quân và dân ta, gần 80 năm cách mạng Việt Nam đã chứng minh đầy thuyết phục rằng, chỉ có đi theo con đường CNXH thì mới xóa bỏ được tệ nạn người áp bức, bóc lột người, mới thực hiện được lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội; chỉ có CNXH mới là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi người và mọi người.
Rõ ràng là, đi theo con đường CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là thực hiện chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, bởi vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự khái quát cao nhất cái đẹp của cuộc sống, hạnh phúc của con người, là sự chung đúc tất cả lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Vì vậy, nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta vẫn tiếp tục, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH không thể đổi khác, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn phải là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đây là niềm tin, ánh sáng và con đường chúng ta đi đến thắng lợi vẻ vang.
Thời gian tiếp tục trôi đi, cuộc sống sẽ có nhiều đổi thay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một, đều nhất quán, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, nhất định chúng ta sẽ hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định. Đây là sự chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức đại hội thành công đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; tiến tới Đại hội XIV của Đảng vào đầu năm 2026. Đồng thời, là sự đáp trả đanh thép nhất, hiệu quả nhất để bác bỏ mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN ở nước ta của các thế lực thù địch./.
Dương Phương Duy

LỊCH SỬ NGÀY KHAI GIẢNG ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM 5/9/1945🇻🇳📖Ngày 05/9/1945 - chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lậ...
05/09/2024

LỊCH SỬ NGÀY KHAI GIẢNG ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM 5/9/1945
🇻🇳📖Ngày 05/9/1945 - chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với tất cả tình yêu thương và kỳ vọng.
📝💌Trong lá thư gửi học sinh đầy xúc động năm ấy, Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác là tiếng trống giục giã, là niềm tin của đất nước, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân các em học sinh trên con đường tiến tới tương lai.
📝🖊️Năm 2015, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa ra quyết định chọn thống nhất tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào cùng 1 khung giờ và vào ngày duy nhất là 5/9. 💥🌺 Việc thống nhất chung một ngày giờ khai giảng đã thực sự biến ngày 5/9 thành "Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường".

[MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP]-----------------  🙆‍♀️ Chàng trai khuyết tật Thái Nguyên "vẽ" lá cờ ...
22/08/2024

[MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP]
-----------------
🙆‍♀️ Chàng trai khuyết tật Thái Nguyên "vẽ" lá cờ Tổ quốc từ 30 giấy chứng nhận hiến máu 📣
—————
Khác với cách vẽ lá cờ Tổ quốc lên mái nhà của nhiều bạn trẻ hiện nay, chàng sinh viên khuyết tật Nguyễn Phúc Đức (Sinh ra và lớn lên ở xã Kha Sơn, huyện Phú Bình), đang học năm thứ 4, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, lại dùng cách sắp xếp 30 giấy chứng nhận hiến máu của bản thân trong 8 năm qua để thể hiện lòng yêu nước của mình. Cách "vẽ" lá cờ Tổ quốc đặc biệt này nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng xã hội với hàng nghìn lượt tương tác trên bài đăng tại Facebook cá nhân của Nguyễn Phúc Đức.
Nguyễn Phúc Đức chia sẻ: Bản thân em không đủ điều kiện thực hiện lời kêu gọi "biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc", nên em đã nghĩ ra ý tưởng sắp xếp những giấy chứng nhận hiến máu của mình thành lá cờ đỏ sao vàng. Là một người khuyết tật, nhưng em thấy mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Điều đó khiến em cảm thấy yêu công việc mình đang làm và sẽ tiếp tục hoạt động hết mình với phong trào hiến máu tình nguyện. Em hy vọng hành động của mình sẽ lan tỏa đến các bạn trẻ làm những điều có ích cho xã hội.
Nguyễn Phúc Đức không chỉ là một sinh viên có thành tích học tập tốt mà còn là một cán bộ Đoàn Hội gương mẫu luôn tích cực hăng hái đi đầu trong các hoạt động phong trào của Đoàn Hội, các hoạt động tình nguyện, xã hội, vì cộng đồng.
Nguồn: FB Cổng thông tin Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)Hiệp sĩ áo xanh của người nghèoSóc Trăng - Nhiều gia đình nghèo được ...
20/08/2024

(MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP)
Hiệp sĩ áo xanh của người nghèo
Sóc Trăng - Nhiều gia đình nghèo được giúp đỡ, nhiều ngôi nhà được xây dựng từ tấm lòng của Huỳnh Thanh Sang - Bí thư Chi đoàn ấp Châu Thành.
Chia sẻ cơ duyên về quá trình thiện nguyện của mình, Huỳnh Thanh Sang (27 tuổi) - Bí thư Chi đoàn ấp Châu Thành, xã An Ninh (Châu Thành, Sóc Trăng) cho biết, từ năm 2014, khi học tại Trường Đại học Cần Thơ, Thanh Sang đã bắt đầu làm từ thiện. Thời điểm đó, Thanh Sang cùng 20 bạn sinh viên vận động, kêu gọi mọi người góp gạo hằng tháng cho người nghèo, người già neo đơn,..
Năm 2023, Thanh Sang nhập ngũ, sau trở về công tác tại Chi đoàn ấp Châu Thành. Cũng thời điểm này, Thanh Sang mở rộng nhiều hoạt động thiện nguyện như hỗ trợ mai táng miễn phí, xây nhà cho người nghèo, xây cầu nông thôn,..
“Trước đây, gia đình tôi khó khăn, khi nhận được sự hỗ trợ của nhà hảo tâm, bản thân cảm thấy rất vui. Từ đó, tôi luôn tâm niệm khi có điều kiện sẽ giúp đỡ lại những hoàn cảnh khó khăn giống như vậy”, Thanh Sang nói.
Thanh Sang chia sẻ, để có kinh phí hỗ trợ, bạn đã vận động mọi người đóng góp thông qua các trang mạng xã hội. Và kinh phí đều công khai rõ ràng nên nhận được tin tưởng của nhà hảo tâm.
Đến nay, thông qua trang Facebook, Zalo cá nhân, Thanh Sang đã vận động xây được 5 cây cầu giao thông nông thôn; sửa chữa, xây dựng 15 căn nhà cho hộ nghèo; hỗ trợ chi phí mai táng cho hơn 40 người.
Ngoài ra, Thanh Sang còn vận động mạnh thường quân đóng góp, trao tặng học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo, mua sắm nhạc cụ, trao hàng trăm phần quà cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn… với tổng kinh phí hơn một tỉ đồng.
"Có những người nghèo khi qua đời, gia đình không tiền mua quan tài hay mai táng tử tế. Tiếp nhận thông tin, tôi sẽ đăng tải trên mạng xã hội để vận động giúp đỡ. Chi phí mai táng trọn gói khoảng 10 triệu đồng/trường hợp", Thanh Sang cho biết.
Thanh Sang thông tin thêm, trong quá trình đi làm thiện nguyện, bạn thường quan sát những ngôi nhà hay cầu giao thông xuống cấp, sau đó ghi chú lại rồi tìm hiểu. Nếu thật sự bức xúc, bạn sẽ đăng tải thông tin lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người đóng góp.
“Mỗi căn nhà thường có giá trị từ 40 - 80 triệu đồng. Còn cầu thì 120 - 166 triệu đồng. Sau khi tiếp nhận thông tin và được địa phương làm giấy xác nhận, tôi sẽ tiến hành thi công. Trong thời gian làm, nếu số tiền chưa đủ, tôi sẽ tiếp tục vận động để xây hoàn thiện", Thanh Sang nói.
Ông Kim Đoàn - người dân ở ấp Hòa Long, xã An Ninh (Châu Thành, Sóc Trăng) phấn khởi cho biết, nhờ Thanh Sang hỗ trợ chi phí xây dựng nhà nên cả gia đình mới có nơi ở lành lặn.
“Trước đây, nhà mục nát không có tiền sửa chữa. Cả gia đình 5 người chỉ trông chờ vào số tiền đi mua bán ve chai mỗi ngày của tôi. Tiền còn không đủ ăn nói gì đến sửa nhà. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của Huỳnh Thanh Sang thì không biết bao giờ chúng tôi mới có nhà ở”, ông Đoàn nói.
Ông Trần Văn Kiến - Bí thư Chi bộ ấp Hòa Long, xã An Ninh (Châu Thành, Sóc Trăng) cho biết, trước đây cầu Kinh 86 hư hỏng nặng, chân cầu sụp, đi lại rất khó khăn. Nhờ Huỳnh Thanh Sang vận động xây dựng cầu mới để bà con đi lại thuận tiện, an toàn. Bà con rất mừng và trân quý tấm lòng thiện nguyện của Sang.
Được biết với tấm lòng thiện nguyện, Huỳnh Thanh Sang đã nhận được sự tri ân, tình cảm đặc biệt của nhiều hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, Sang còn được chính quyền địa phương khen thưởng về thành tích "Gương điển hình tiên tiến trong công tác xã hội trên địa bàn tỉnh".
PHƯƠNG ANH
laodong.vn

17/08/2024
Dự thi ảnh “ Dấu ấn tình nguyện hè” Trà Vinh năm 2024+ Tên ảnh: “ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”+ Họ và tên tác giả: xã Đoàn Tân h...
14/08/2024

Dự thi ảnh “ Dấu ấn tình nguyện hè” Trà Vinh năm 2024
+ Tên ảnh: “ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”
+ Họ và tên tác giả: xã Đoàn Tân hùng
+ Đơn vị công tác: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Tân Hùng, Huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Dự thi ảnh “ Dấu ấn tình nguyện hè” Trà Vinh năm 2024+ Tên ảnh: “ Chung tay xây dựng nông thôn mới”+ Họ và tên tác giả: ...
14/08/2024

Dự thi ảnh “ Dấu ấn tình nguyện hè” Trà Vinh năm 2024
+ Tên ảnh: “ Chung tay xây dựng nông thôn mới”
+ Họ và tên tác giả: xã Đoàn Tân hùng
+ Đơn vị công tác: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Tân Hùng, Huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Chào mừng Cách mạng tháng tám và Quốc Khánh 2/9: 3 miền Bắc - Trung - Nam rực đỏ màu cờ Tổ quốcTừ đất liền đến hải đảo x...
13/08/2024

Chào mừng Cách mạng tháng tám và Quốc Khánh 2/9: 3 miền Bắc - Trung - Nam rực đỏ màu cờ Tổ quốc
Từ đất liền đến hải đảo xa xôi, khắp ba miền giải đất hình chữ S, xuất phát từ những ý tưởng bình dị, rất đời thường với lòng tự hào dân tộc, chủ nhân của những ngôi nhà đã tự mình “thiết kế” lá cờ Tổ quốc màu đỏ sao vàng ngay trên mái nhà của mình.
Tình yêu quê hương, đất nước của người Việt Nam muôn đời nồng nàn, trường tồn, vĩnh cửu, luôn cháy bỏng trong mỗi trái tim!

[MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP]--------------------[GIA SƯ ÁO XANH Ở XÓM TRỌ NGHÈO]----------Với kh...
08/08/2024

[MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP]
--------------------
[GIA SƯ ÁO XANH Ở XÓM TRỌ NGHÈO]
----------
Với không ít bạn nhỏ khó khăn, lớp học với gia sư áo xanh không chỉ nối dài ước mơ đến trường tưởng như dang dở mà còn tiếp thêm động lực để các bạn cố gắng hơn trong học tập.
Đội hình gia sư áo xanh gồm sinh viên tình nguyện nhiều trường đã có mặt nhiều nơi, nhất là trong các khu lưu trú, dãy trọ có đông con em các gia đình công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn của TP.HCM.
Viết tiếp ước mơ đến trường
Mỗi dịp hè, khoảng sân trống trong xóm trọ ở đường Trần Văn Sắc (TP Thủ Đức, TP.HCM) lại được tận dụng làm lớp học miễn phí. Vừa cầm tay một bạn nhỏ luyện viết chữ, sinh viên Nguyễn Công Khiêm (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa chậm rãi đọc từng câu về anh hùng Phan Đình Giót cho các bạn lớn hơn viết chính tả.
Có bạn ngồi chăm chú nắn nót viết nhưng cũng có bạn hiếu động, thỉnh thoảng lại rời chỗ ghé qua xem các bạn khác viết. Trong lớp có bốn học sinh là chị em ruột vẫn đều đặn tới học. Bạn nhỏ nhất sắp vào lớp 1, ba bạn lớn hơn đều đã dang dở việc học từ lâu.
Cặp chị em song sinh Văn Thị Tường Vy và Văn Thị Thúy Vy 11 tuổi sống cùng ông bà ngoại. Vừa học lớp 2 đã buộc phải nghỉ vì ông bà không cáng đáng nổi. Thay cho giờ đến trường, hai chị em theo phụ ông bà bán bún mắm. Nên hai năm qua, hai cô bé luôn ngóng đến hè để được học miễn phí cùng các anh chị gia sư áo xanh.
Thúy Vy kể đã từng rất tủi thân khi bị bạn kêu "đồ không được đi học" nhưng hiểu vất vả của gia đình nên không đòi đến trường nữa. "Ở đây em được học toán, cả tiếng Anh nữa. Năm ngoái em chưa rành tiếng Việt nên được các anh chị chỉ thêm nhưng em thích học toán nhất" - Thúy Vy hào hứng.
Món quà bất ngờ
Lớp học tại khu lưu trú công nhân ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là căn phòng trống nằm cuối dãy trọ. Đến khu trọ này đã lâu, năm nay Nguyễn Trần Phương Anh (Trường THCS Tân Nhựt) mới biết đến lớp học của các gia sư áo xanh từ lời rủ rê của một người bạn hàng xóm.
Mẹ làm công nhân, ba làm thợ hồ nuôi bốn chị em. Phương Anh biết rõ vất vả của cha mẹ nên luôn đỡ đần việc nhà, trông em và chưa bao giờ mở lời xin cho đi học thêm. Cả hoạt động ngoại khóa ở trường, bạn cũng hạn chế tham gia để ở nhà trông em cho ba mẹ yên tâm đi làm.
Niềm vui bất ngờ đến với Phương Anh khi bạn được chương trình tặng chiếc máy tính để bàn. Nhận món quà tặng, giọng Phương Anh run run: "Điều đầu tiên mình nghĩ đến là chiếc máy tính sẽ giúp mình làm bài thuyết trình thuận lợi hơn, vì trước đây không có toàn xin dùng ké máy của bạn vì điện thoại không chạy nổi phần mềm thuyết trình. Mình không muốn thành gánh nặng cho cả nhóm".
Chị Trần Thị Kim Thúy - mẹ Phương Anh - quá bất ngờ khi con được tặng món quà giá trị. Rưng rưng nhìn con chăm chú làm quen chiếc máy tính, chị nói dù rất thương và ủng hộ nhưng điều kiện gia đình khó quá nên nhiều khi con cũng thiệt thòi. "Thật lòng rất cảm ơn chương trình Gia sư áo xanh vừa giúp cháu học vừa mang đến niềm vui quá lớn này cho gia đình" - chị Thúy bày tỏ.
Theo Báo Tuổi trẻ

MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸPNhững thương binh vượt khó, làm kinh tế giỏiThực hiện lời dạy của Bác “...
29/07/2024

MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP
Những thương binh vượt khó, làm kinh tế giỏi
Thực hiện lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, thời gian qua, tại vùng Tây Nam Bộ đã có nhiều tấm gương sáng là những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi và hết lòng chăm lo cho cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Trần Văn Khi, 73 tuổi, thương binh 1/4 ở thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng xúc động nhớ lại thời trai trẻ oai hùng.
Vững bước giữa đời thường
Như các thế hệ thanh niên sinh ra trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, đầu năm 1971 khi vừa tròn 18 tuổi, từ du kích địa phương, thanh niên Trần Văn Khi đã xung phong nhập ngũ vào đơn vị chủ lực chiến đấu cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
Hòa bình lập lại, những tưởng được sum vầy với gia đình nhưng chiến tranh biên giới Tây Nam lại nổ ra, ông Khi tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới và cùng đồng đội làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia. Nhờ thành tích chiến đấu, ông lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ như trung đội trưởng, đại đội trưởng rồi lên tiểu đoàn trưởng.
Đầu năm 1985, trong một đợt truy quét tàn quân địch, ông bị thương và vĩnh viễn mất đi một chân, tỷ lệ thương tật hơn 85%, được đơn vị cho phục viên.
“Trở về quê hương, tôi luôn tự hào vì mình đã làm tròn nhiệm vụ đối với Tổ quốc. Hơn nữa, tôi nghĩ mình còn may mắn hơn rất nhiều đồng đội đã mãi mãi nằm lại trên chiến trường. Chính vì vậy, bản thân càng luôn quyết tâm phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Khi chia sẻ.
Phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Trần Văn Khi luôn vượt khó vươn lên. Hơn 30 năm qua, ông làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Từ làm b**g bóng cá biển đến xay xát lúa gạo, cuối cùng gắn bó với nghề sản xuất cửa nhôm.
Sau nhiều năm phấn đấu, ông đã phát triển từ một cơ sở gia công lên thành cơ sở sản xuất cửa nhôm, thu hút nhiều lao động ở địa phương, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer.
Tại Gò Quao, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Kiên Giang, người dân luôn thán phục người thương binh Đặng Văn Khiêm, ngụ tại khu phố Phước Thới, thị trấn Gò Quao. Năm nay, ông Khiêm đã 76 tuổi nhưng có thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp.
Tham gia du kích địa phương từ năm 16 tuổi, sau ngày đất nước thống nhất, ông Khiêm lập gia đình với chỉ 25 công đất ruộng. “Lúc đó tôi nghĩ với 25 công đất ruộng thì làm mãi cũng chỉ đủ ăn, không khá và làm giàu được. Qua học hỏi trên báo, đài, rồi đi các địa phương Bình Phước, Đồng Nai, tôi quyết định vay vốn đầu tư chuồng trại nuôi heo rừng lai thương phẩm kết hợp sinh sản”, ông Đặng Văn Khiêm chia sẻ.
Kết quả ngoài mong đợi, năm 2017, từ chỗ chỉ nuôi 4 con heo rừng giống để bán heo con, đến nay, ông Đặng Văn Khiêm có tổng đàn heo rừng lai lên đến gần 50 con; trong đó có 14 con nái sinh sản, hằng năm, ngoài bán giống, ông bán heo thịt khoảng 60 con, ước tính lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.
Ông cho biết: “Heo rừng dễ nuôi, ăn nhiều cỏ cây cho nên có sức đề kháng tốt. Điều quan trọng là phải xây dựng chuồng thoáng không khí, và người nuôi phải siêng năng trong việc tìm thức ăn từ cây, cỏ cho heo ăn”.
Ngoài đầu tư chuồng nuôi heo rừng lai, hiện nay ông Khiêm còn đầu tư trồng 300 gốc dừa trên diện tích 7.000 m2 đất sau nhà. Với việc bán trái dừa, hằng tháng, ông có thêm thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Tận dụng diện tích trống dưới tán dừa, ông Khiêm cũng trồng chuối, các loại cỏ giàu chất dinh dưỡng làm thức ăn cho heo.
Sinh ra trong thời loạn lạc, ông Lê Quang Núi ở ấp Hòa Thành, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang ý thức trách nhiệm của người thanh niên với Tổ quốc và tham gia cách mạng từ rất sớm. Suốt cuộc đời binh nghiệp, ông Núi đã tham gia hàng trăm trận đánh ác liệt với 7 lần bị thương, giờ là thương binh hạng 3/4.
Thời điểm này, gần bước vào năm học mới, ông lại tất bật đi vận động hàng nghìn cuốn tập, viết, hàng chục chiếc xe đạp cho học sinh dân tộc trên địa bàn huyện. Thông qua các mối quan hệ, ông Núi còn vận động nhà hảo tâm xây dựng hai chiếc cầu bắc ngang Kinh Tắc, xã Vĩnh Bình Nam trị giá gần 3 tỷ đồng.
Ông Lê Quang Núi từng tích cực vận động quà Tết tặng cho hộ nghèo, xây nhà đại đoàn kết và cho hộ nghèo mượn vốn để phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hộ dân gần nhà ông ở ấp Hòa Thành luôn xem ông như ân nhân, điểm tựa để vươn lên thoát nghèo.
“Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi được nhiều người dân cho ở nhờ, chia sẻ từng miếng ăn, giờ tuổi cao nhưng có điều kiện, tôi nguyện giúp đỡ người nghèo để trả ơn người dân từng che chở, đùm bọc bộ đội”, ông Núi chân thành bộc bạch.
Chia sẻ vì cộng đồng
Với hơn 70% dân số là đồng bào Khmer, kinh tế thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Được sự chăm lo của Đảng và Nhà nước cùng ý thức vượt khó vươn lên, đời sống của đa số đồng bào ở đây không ngừng được cải thiện; trong đó có sự đóng góp đáng kể của Chi hội Cựu chiến binh địa phương.
Năm 2016, Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng được thành lập, ông Trần Văn Khi được bầu vào ban chấp hành, đảm nhiệm Chi hội trưởng Chi hội Doanh nhân Cựu chiến binh huyện Trần Đề.
“Ý thức được trách nhiệm và xác định cho bản thân là vừa phải chăm lo tốt cho công tác hội, hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên, vừa phải bảo đảm cuộc sống cho 10 lao động thường xuyên của cơ sở cho nên tôi quyết tâm cùng tập thể xây dựng Chi hội Doanh nhân Cựu chiến binh luôn đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân ở địa phương”, ông Khi cho biết.
Từ năm 2020 đến nay, cơ sở sản xuất cửa nhôm của ông Trần Văn Khi có tổng doanh thu hơn 4 tỷ đồng, đóng góp thực hiện nghĩa vụ các loại thuế gần 450 triệu đồng; tạo thu nhập ổn định cho 10 lao động thường xuyên mỗi người 6 triệu đồng/tháng, trong đó có đến 2/3 lao động là dân tộc Khmer.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của huyện Trần Đề đều giảm trên 1,5%/năm. Cụ thể năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm 1,59%, đạt 106% kế hoạch năm; trong đó, tỷ lệ hộ Khmer nghèo giảm 2,09%, đạt 104,50% kế hoạch. Sự đổi thay từ đời sống vật chất đến tinh thần giúp đồng bào dân tộc thiểu số thêm tin tưởng hơn vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; hăng hái thi đua lao động sản xuất, đời sống kinh tế người dân phát triển, phum sóc ngày càng khang trang.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng Lê Trung Hậu chia sẻ: Thực hiện phong trào thi đua cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, các cấp hội đã huy động hơn 248 tỷ đồng từ các nguồn vốn để giúp hơn 10.500 hộ là hội viên cựu chiến binh vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm cho 3.213 lao động là người thân hội viên. Nhờ đó đã xuất hiện nhiều hội viên nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, phát triển 30 mô hình làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng/năm.
Đến nay, toàn hội có 266 mô hình làm kinh tế giỏi, 2 hợp tác xã, 73 tổ hợp tác, 8 trang trại, 1.961 gia trại và 984 hộ kinh doanh dịch vụ. Năm 2023, tất cả hội viên cựu chiến binh trong tỉnh có điều kiện về đất đai, ao hồ đã tích cực chăn nuôi, trồng trọt, tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn gia đình.
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang Trần Thiện Mỹ cho biết, để giúp hội viên có vốn đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất, kinh doanh gia đình, từ năm 2018 đến đầu năm 2024, hội nhận vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 600 tỷ đồng cho 6.414 lượt hội viên vay.
Toàn tỉnh có 555 chi hội thành lập tổ góp vốn xoay vòng không lãi hoặc lãi suất thấp để giúp nhau giảm nghèo với số tiền 24 tỷ đồng. Hội Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang đang quản lý 103 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 42 hợp tác xã, 148 tổ hợp tác sản xuất, 11 trang trại, 1.222 gia trại, 509 hộ kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc làm cho hơn 9.000 lao động.
Câu lạc bộ Cựu chiến binh làm kinh tế cấp tỉnh có 57 thành viên; các hội viên giúp nhau vay không lãi hoặc lãi suất thấp bằng nhiều hình thức như góp vốn xoay vòng, kết hợp vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống hội viên. Năm 2022, hội có 254 hộ nghèo, đến nay giảm còn 129 hộ…
Những thương binh làm theo lời Bác là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, huy động, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an ninh trật tự tại địa phương.
NGUYỄN PHONG và QUỐC TRINH
Thương binh Trần Văn Khi hướng dẫn lao động dân tộc Khmer cách chế biến đặc sản b**g bóng cá biển. (Ảnh NGUYỄN PHONG)

Address

Tra Vin�

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tuổi trẻ xã Tân Hùng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category