Phật Trong Tâm

Phật Trong Tâm Nam mô A Di Đà Phật, nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

🔥 QUẢ BÁO TÀ DÂM – NGHIỆP CHƯỚNG KHÓ LƯỜNG! 📜 Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã dạy rằng tà dâm là một trong những ngh...
12/04/2025

🔥 QUẢ BÁO TÀ DÂM – NGHIỆP CHƯỚNG KHÓ LƯỜNG!
📜 Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã dạy rằng tà dâm là một trong những nghiệp xấu nặng nề nhất, không chỉ khiến con người mất đi phúc đức mà còn kéo theo hậu quả đau khổ kéo dài nhiều kiếp. Dù có tu hành giỏi đến đâu, nếu còn giữ ý niệm tà dâm, con người vẫn có thể rơi vào đường ma quỷ:
✅ Thượng phẩm ➝ Trở thành Ma vương 👹
✅ Trung phẩm ➝ Thành ma dân 👤
✅ Hạ phẩm ➝ Biến thành ma nữ 👻
Tà dâm không chỉ là hành vi ngoại tình, sống buông thả, mà ngay cả ý nghĩ xấu xa trong tâm cũng đã khiến con người tổn đức, đánh mất phước báu.
⚠️ HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG CỦA TÀ DÂM
1️⃣ Mất đi phúc báo, nghiệp chướng gia tăng
🔹 Người phạm tà dâm sẽ bị thiện thần rời xa, mất đi sự che chở của bề trên.
🔹 Yêu ma quỷ quái bám theo, xúi giục con người ngày càng lún sâu vào tội lỗi.
🔹 Tâm trí bị dục vọng che mờ, khó phân biệt đúng sai, dễ làm điều bất thiện.
2️⃣ Gia đình đổ vỡ, xã hội bất an 💔
🔹 Ngoại tình, phản bội gây ra đau khổ cho người khác, phá hoại hạnh phúc gia đình.
🔹 Khiến con cháu chịu nghiệp xấu, gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống.
🔹 Xã hội suy đồi đạo đức, tình nghĩa vợ chồng bị xem nhẹ.
3️⃣ Sự nghiệp lận đận, cuộc sống khổ đau 📉
🔹 Người phạm tà dâm thường gặp tai họa bất ngờ, làm ăn thất bát, mất hết tài sản.
🔹 Bị người đời khinh ghét, mất đi sự tín nhiệm, khó thành công trong sự nghiệp.
🔹 Sức khỏe suy yếu, tinh thần bất an, luôn lo sợ bị phát hiện hoặc trừng phạt.
4️⃣ Hậu quả sau khi chết – ĐỌA ĐỊA NGỤC!
🔹 Người tạo nghiệp tà dâm khi chết sẽ rơi vào địa ngục chịu khổ muôn kiếp khó thoát.
🔹 Linh hồn bị trói buộc trong bóng tối, chịu hành hạ bởi những oan hồn đã từng bị hại.
🔹 Nếu được đầu thai, cũng sẽ chịu quả báo xấu như: sinh ra trong gia đình nghèo khổ, hôn nhân không hạnh phúc, đời sống nhiều bệnh tật.
💥 CÁC HÌNH THỨC TÀ DÂM PHỔ BIẾN NHẤT
📍 Ngoại tình, lừa gạt tình cảm – Phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác.
📍 Dâm dục quá độ, không kiểm soát – Đắm chìm trong sắc dục, hao tổn tinh khí.
📍 Dùng quyền lực, tiền bạc để thỏa mãn dục vọng – Lợi dụng kẻ yếu, làm điều trái đạo đức.
📍 Có ý nghĩ tà dâm trong tâm – Dù chưa hành động, nhưng tâm đã gieo nghiệp xấu.
⚡ LÀM SAO ĐỂ TRÁNH NGHIỆP XẤU DO TÀ DÂM?
✅ Giữ tâm thanh tịnh, sống đoan chính 🕊️ – Hãy kiểm soát suy nghĩ, tránh xa những thứ cám dỗ.
✅ Thủy chung trong tình yêu, tôn trọng bạn đời 💞 – Hạnh phúc đến từ sự chân thành, không phải dục vọng nhất thời.
✅ Không lừa dối hay ép buộc ai vì ham muốn cá nhân 🚫 – Đừng gieo nghiệp xấu vì dục vọng.
✅ Nếu lỡ phạm lỗi, hãy sám hối và quay đầu hướng thiện 🙏 – Cải thiện bản thân, tích đức để bù lại những sai lầm đã gây ra.
✅ Học cách kiểm soát ham muốn, tránh xa nội dung đồi trụy ❌ – Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính con người.
💡 NHÂN QUẢ KHÔNG BAO GIỜ SAI LỆCH
Nhớ rằng, cuộc đời này là nhân quả tuần hoàn – Gieo nhân nào, ắt gặt quả đó! Người sống buông thả, lừa dối tình cảm người khác sẽ chịu đau khổ về sau. Ngược lại, người sống trong sạch, đoan chính, biết tu tâm dưỡng tính sẽ có phước báo tốt đẹp!
✨ Hãy giữ tâm trong sạch, sống đúng đạo đức để có cuộc đời bình an và hạnh phúc! ✨ 🙏

BÃO LŨ, ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN, DỊCH BỆNH... Ở TRƯỚC MẶT, CHÚNG TA DÙNG BIỆN PHÁP GÌ ĐỂ CỨU MÌNH...!!!- Người tin tưởng thì...
01/04/2025

BÃO LŨ, ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN, DỊCH BỆNH... Ở TRƯỚC MẶT, CHÚNG TA DÙNG BIỆN PHÁP GÌ ĐỂ CỨU MÌNH...!!!

- Người tin tưởng thì sẽ được cứu. Người không tin tưởng, tự cho rằng đó là mê tín thì sau này mỗi người sẽ có nhân quả của riêng mình. Điều này chắc chắn không có cách nào tránh khỏi. Tự mình phải nếm hết khổ cực. Đến khi cả thế giới bị hủy diệt. Thì có kêu trời trời cũng không nghe, đến lúc đó thì hối hận cũng không kịp.

- Chắc chắn con người sẽ đi vào con đường này.Đến khi thảm họa bùng phát thì hối hận cũng không kịp. Như vậy thì hối hận cũng đã muộn rồi, không còn kịp nữa. Bây giờ là thời đại nào? Kiếp nạn ở trước mặt. Chúng ta dùng biện pháp gì để cứu mình? Chỉ có niệm Phật, trừ niệm Phật ra thì những pháp môn khác đều không kịp nữa rồi. (là niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏).

- Các nhà khoa học suy đoán nếu như khi điều này bùng phát thì rất có thể khiến cho núi lửa trên trái đất bùng phát, động đất và sóng thần. Như vậy thực sự sẽ gây ra thảm họa nghiêm trọng. Luân lý không còn nữa, đạo đức không còn nữa. Nhân quả không còn nữa, tôn giáo không còn nữa. Pháp luật cũng không còn nữa, đều chui qua kẽ hở của pháp luật. Pháp luật không có tác dụng nữa. Đó là để hạn chế người tốt. Quyền uy cũng không còn nữa.

- Chúng ta nói hoàng thượng cũng không còn nữa, lúc này thì phải làm sao? Lúc này là lúc ông Trời muốn thu con người lại. Thì thảm họa ở ngay trước mắt. Ông Trời muốn thu con người lại thì thảm họa ở ngay trước mắt.Sau khi trải qua thảm họa lớn thì con người cũng sẽ tỉnh trở lại. Cái thảm họa này, ví dụ nói thảm họa năm nay chết một triệu người, sang năm sẽ chết hai triệu người, năm sau sẽ chết bốn triệu người. Đều tăng gấp bội, đến khi hầu như chết gần hết thì con người sẽ giác ngộ, đều sẽ hồi đầu. Đành chịu bó tay, quý vị phải làm sao.

- Sau đó quý vị hãy xem xem tôn giáo, cổ thánh tiên hiền hàng ngày giảng giải thì trước đây cho rằng đó là thứ cặn bã, đó là thứ nên vứt bỏ.Bây giờ quay lại suy ngẫm lời nói của thánh hiền thì quý vị còn dám bảo nó là cặn bã không? Đến cục cuối cùng thì thiên nhiên đến để thu dọn, đến để xử lý vấn đề này. Hiện nay các quốc gia cũng không có năng lực để can dự nữa rồi, chỉnh đốn không được nữa rồi, pháp luật cũng không xong rồi. Luân lý đạo đức cũng không còn nữa, họ không cần, họ sẽ không tiếp nhận nữa, vậy thì thảm họa đến rồi. Thiên nhiên muốn hủy diệt nó."

HƠN LÚC NÀO HẾT, XIN MỌI NGƯỜI THƯỜNG NIỆM " NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT "
“Hòa thượng Tịnh Không”.

14/03/2025

KỈ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI NHẬP NIẾT BÀN (15/02AL)

LỜI GIÁO HUẤN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT🙏

“Này các Thầy Tì Kheo thân yêu, đây là lời giáo huấn sau cùng của ta.
Hãy thắp sáng ngọn đèn của chính mình. Hãy làm ngọn đèn của chính mình. Hãy tỉnh giác! Hành trì Chánh Pháp. Chuyên chú vào nội tâm của các con. Hãy quay về nương tựa nơi chính mình. Đừng nương tựa vào ai khác. Tất cả đều là vô thường. Các con hãy tự an trú giữa mọi sự đổi thay. Tinh tấn không giãi đãi. Vĩnh viễn không bỏ cuộc.”

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
Nam Mô Bỏn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏

25/02/2025
☸ “Khi chúng ta phát nguyện cầu vãng sanh mà niệm Phật thì nơi ao Thất Bảo cõi Cực Lạc liền mọc lên một đóa hoa Sen. Nếu...
03/02/2025

☸ “Khi chúng ta phát nguyện cầu vãng sanh mà niệm Phật thì nơi ao Thất Bảo cõi Cực Lạc liền mọc lên một đóa hoa Sen. Nếu hằng ngày nhớ niệm Phật không bỏ thì hoa ấy mỗi ngày một thêm lớn, y báo và chánh báo của ta nơi cõi Cực Lạc dần dần cảm thành và hoàn thiện. Đây cũng gọi là Định Nghiệp Vãng Sanh. Dù lúc chết tâm ta có điên đảo, không niệm Phật được, dù ta có muốn tái sanh về các cõi khác đi chăng nữa cũng không thể nào xoay chuyển được. Cho nên, người niệm Phật cầu vãng sanh do Nguyện Lực cầu vãng sanh dẫn dắt, cơ cảm cùng Nguyện lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà nên gọi là Định Nghiệp. Mà Định Nghiệp là thứ không ai và không thế lực nào can thiệp được, ngay cả bậc Đại giác thế Tôn cũng không thể thay đổi được! (Định nghiệp là một trong Tam Năng Tam Bất Năng – Nghĩa là một trong ba thứ Phật cũng không thể làm được.)

☸ Nguyện lực siêu vượt nghiệp lực như thế nào thì bạn hãy xem trích dẫn phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm: “Người này khi sắp mạng chung, trong khoảng sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tan hoại, tất cả quyến thuộc thảy đều lìa bỏ, tất cả oai thế thảy đều lui mất. Duy có nguyện vương này chẳng rời bỏ nhau, trong tất cả thời, nó đều dẫn dắt ở trước. Và trong khoảng một sát na, kẻ ấy liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”
Tại sao nguyện vãng sanh gọi là Nguyện Vương? Bởi vì nguyện về Cực Lạc chính là nguyện thành Phật để hóa độ chúng sanh, không chi hơn được nên gọi là Nguyện Vương vậy!

Bởi người hiểu về Phật pháp rất ít, mà không hiểu sâu về Phật pháp ắt sẽ rất dễ khởi tâm nghi ngờ rồi hủy báng. Thôi thì đại khái như thế này:

☸ Ngũ nghịch thập ác là tội cực nặng, còn hủy báng chánh pháp siêu vượt cả “cực nặng”. Người phạm hủy báng chánh pháp phước thọ đều bị tổn giảm, tuy đang sống mà một phần thần thức đã bị đọa trong địa ngục. Họ không chỉ bị tà thần ác quỷ đeo bám hãm hại, mà hễ gặp chư hộ pháp cũng liền bị các ngài ấy phẫn nộ trách phạt. Nguy hại hơn, những ác báo này không chỉ bản thân họ chịu, mà tổ tiên, gia đình dòng tộc đều liên đới mà bị vạ lây. Nặng nề như thế, bi thảm như thế nên chư Phật từ bi, vì để chúng sanh tránh phạm tội này mà cảnh tỉnh rắn nhắc, để người ta làm gì thì làm, dù ác cỡ nào cũng nên tránh tội ấy.

☸ Tuy nhiên, nếu chúng sanh chân thật sám hối hồi đầu, đức Từ Phụ, với siêu thế nguyện của mình, vẫn cứu độ không phân biệt tội phước nặng nhẹ.

☸ Điều này phù hợp với lời Phật dạy về sám hối: “Chí tâm sám hối thì dù tội lỗi ngập trời, trong một niệm liền được tiêu trừ sạch”; điều này cũng phù hợp với Kinh Vô lượng Thọ: “Có ai nghe đến danh hiệu của đức Phật Vô Lượng Thọ mà hớn hở vui mừng cho đến 1 niệm, phải biết rằng người ấy đã được lợi ích rất lớn, đã đầy đủ công đức vô thượng”;

☸ Điều này phù hợp với tôn chỉ từ bi và bình đẳng của Phật pháp, luôn thương xót cứu độ chúng sanh như nhau, không có phân biệt gì.

☸ Điều này cũng được Tổ Thiện Đạo giải thích cặn kẽ trong Pháp Sự Tán, Tổ dạy:

“Nhờ nguyện lực Phật A-di-đà:
Dù phạm Ngũ nghịch hay Thập ác,
Tội đều tiêu diệt được vãng sanh,
Dù phạm báng Pháp hay Xiển đề
Hồi tâm chuyển ý vẫn vãng sanh.
Không kể tội phước nhiều ít, gần xa,
Chí tâm niệm Phật chớ sanh nghi ngờ”.

☸ Câu chuyện ấy cũng nói lên sức thù thắng không chi hơn được của Bản nguyện niệm Phật, anh chàng ấy bao năm theo Lý Hồng Chí hủy báng chánh pháp. Lúc lâm trọng bệnh, xin gặp ông ta mà bọn đệ tử không cho. Rốt cuộc, lúc sắp chết không biết bấu víu vào đâu, nghe được bản nguyện của Phật A Di Đà, chí tâm tin nhận rồi xưng danh. Nhờ đó được Bản nguyện của Phật thâu nhiếp. Mà trong ánh hào quang thâu nhiếp bởi Nguyện Lực này, không trọng nghiệp nào có thể chiến thắng được. Do đó mà được vãng sanh!

☸ Nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà được gọi Biệt Nguyện Vương, là cốt lõi trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà. Nguyện này là để dành cứu độ chúng sanh tội nặng trong 10 phương: “Nếu ta thành Phật. mười phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm, nếu chẳng vãng sanh, ta thề không ở ngôi chánh giác.” Nguyên tác bài này có tiêu đề là: “Lời tựa sách niệm Phật cảm ứng lục.” Đây có thể nói là một trong những bài pháp hay bậc nhất của Pháp sư Huệ Tịnh!

☸ Nguyện thứ 18 này đức Phật Thích Ca gọi là Bản Nguyện. Chư Tổ Sư khen: “Bản nguyện Vua, Vua Bản Nguyện.” Bản nguyện là thệ nguyện căn bản trong các nguyện. Đức Phật A Di Đà phát 48 Đại nguyện nhưng chỉ lấy nguyện thứ 18 làm Vua trong các nguyện. Vua bản nguyện này chỉ nói niệm Phật. Đây là lời kêu gọi của đức Phật A Di Đà dành cho chúng sanh 10 phương, niệm danh hiệu của Ngài để về Cực Lạc Tịnh Độ…

☸ Đức Phật A Di Đà chỉ dùng danh xưng của mình để cứu độ chúng sanh, cho nên xưng danh hiệu Phật còn gọi là Bản Nguyện Xưng Danh, cũng gọi là Chánh Định Nghiệp. Người niệm Phật theo Bản Nguyện Xưng danh thì “Bình Sanh Nghiệp Thành” nghĩa là nghiệp vãng sanh đã thành tựu ngay trong đời này, không đợi lúc lâm chung!

☸ Nhất hướng chuyên xưng sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật, chỉ cầu vãng sanh, không cầu nhất tâm, không cầu thần thông tam muội, không cầu đoạn trừ vọng niệm, không tạp tu thêm bất cứ môn gì, thì không cứ niệm nhiều hay ít triệu người tu triệu người được vãng sanh về Báo Độ Cực Lạc!

🪷 Nam mô A Di Đà Phật
🪷 Nam mô A Di Đà Phật
🪷 Nam mô A Di Đà Phật

🪷“Khi chúng ta phát nguyện cầu vãng sanh mà niệm Phật thì nơi ao Thất Bảo cõi Cực Lạc liền mọc lên một đóa hoa Sen. Nếu ...
17/12/2024

🪷“Khi chúng ta phát nguyện cầu vãng sanh mà niệm Phật thì nơi ao Thất Bảo cõi Cực Lạc liền mọc lên một đóa hoa Sen. Nếu hằng ngày nhớ niệm Phật không bỏ thì hoa ấy mỗi ngày một thêm lớn, y báo và chánh báo của ta nơi cõi Cực Lạc dần dần cảm thành và hoàn thiện. Đây cũng gọi là Định Nghiệp Vãng Sanh. Dù lúc chết tâm ta có điên đảo, không niệm Phật được, dù ta có muốn tái sanh về các cõi khác đi chăng nữa cũng không thể nào xoay chuyển được. Cho nên, người niệm Phật cầu vãng sanh do Nguyện Lực cầu vãng sanh dẫn dắt, cơ cảm cùng Nguyện lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà nên gọi là Định Nghiệp. Mà Định Nghiệp là thứ không ai và không thế lực nào can thiệp được, ngay cả bậc Đại giác thế Tôn cũng không thể thay đổi được! (Định nghiệp là một trong Tam Năng Tam Bất Năng – Nghĩa là một trong ba thứ Phật cũng không thể làm được.)

Nguyện lực siêu vượt nghiệp lực như thế nào thì bạn hãy xem trích dẫn phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm: “Người này khi sắp mạng chung, trong khoảng sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tan hoại, tất cả quyến thuộc thảy đều lìa bỏ, tất cả oai thế thảy đều lui mất. Duy có nguyện vương này chẳng rời bỏ nhau, trong tất cả thời, nó đều dẫn dắt ở trước. Và trong khoảng một sát na, kẻ ấy liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”

Tại sao nguyện vãng sanh gọi là Nguyện Vương? Bởi vì nguyện về Cực Lạc chính là nguyện thành Phật để hóa độ chúng sanh, không chi hơn được nên gọi là Nguyện Vương vậy!

Bởi người hiểu về Phật pháp rất ít, mà không hiểu sâu về Phật pháp ắt sẽ rất dễ khởi tâm nghi ngờ rồi hủy báng. Thôi thì đại khái như thế này:

Ngũ nghịch thập ác là tội cực nặng, còn hủy báng chánh pháp siêu vượt cả “cực nặng”. Người phạm hủy báng chánh pháp phước thọ đều bị tổn giảm, tuy đang sống mà một phần thần thức đã bị đọa trong địa ngục. Họ không chỉ bị tà thần ác quỷ đeo bám hãm hại, mà hễ gặp chư hộ pháp cũng liền bị các ngài ấy phẫn nộ trách phạt. Nguy hại hơn, những ác báo này không chỉ bản thân họ chịu, mà tổ tiên, gia đình dòng tộc đều liên đới mà bị vạ lây. Nặng nề như thế, bi thảm như thế nên chư Phật từ bi, vì để chúng sanh tránh phạm tội này mà cảnh tỉnh rắn nhắc, để người ta làm gì thì làm, dù ác cỡ nào cũng nên tránh tội ấy.

Tuy nhiên, nếu chúng sanh chân thật sám hối hồi đầu, đức Từ Phụ, với siêu thế nguyện của mình, vẫn cứu độ không phân biệt tội phước nặng nhẹ.

Điều này phù hợp với lời Phật dạy về sám hối: “Chí tâm sám hối thì dù tội lỗi ngập trời, trong một niệm liền được tiêu trừ sạch”; điều này cũng phù hợp với Kinh Vô lượng Thọ: “Có ai nghe đến danh hiệu của đức Phật Vô Lượng Thọ mà hớn hở vui mừng cho đến 1 niệm, phải biết rằng người ấy đã được lợi ích rất lớn, đã đầy đủ công đức vô thượng”;

Điều này phù hợp với tôn chỉ từ bi và bình đẳng của Phật pháp, luôn thương xót cứu độ chúng sanh như nhau, không có phân biệt gì.

Điều này cũng được Tổ Thiện Đạo giải thích cặn kẽ trong Pháp Sự Tán, Tổ dạy:

“Nhờ nguyện lực Phật A-di-đà:
Dù phạm Ngũ nghịch hay Thập ác,
Tội đều tiêu diệt được vãng sanh,
Dù phạm báng Pháp hay Xiển đề
Hồi tâm chuyển ý vẫn vãng sanh.
Không kể tội phước nhiều ít, gần xa,
Chí tâm niệm Phật chớ sanh nghi ngờ”.

Câu chuyện ấy cũng nói lên sức thù thắng không chi hơn được của Bản nguyện niệm Phật, anh chàng ấy bao năm theo Lý Hồng Chí hủy báng chánh pháp. Lúc lâm trọng bệnh, xin gặp ông ta mà bọn đệ tử không cho. Rốt cuộc, lúc sắp chết không biết bấu víu vào đâu, nghe được bản nguyện của Phật A Di Đà, chí tâm tin nhận rồi xưng danh. Nhờ đó được Bản nguyện của Phật thâu nhiếp. Mà trong ánh hào quang thâu nhiếp bởi Nguyện Lực này, không trọng nghiệp nào có thể chiến thắng được. Do đó mà được vãng sanh!

Nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà được gọi Biệt Nguyện Vương, là cốt lõi trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà. Nguyện này là để dành cứu độ chúng sanh tội nặng trong 10 phương: “Nếu ta thành Phật. mười phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm, nếu chẳng vãng sanh, ta thề không ở ngôi chánh giác.” Nguyên tác bài này có tiêu đề là: “Lời tựa sách niệm Phật cảm ứng lục.” Đây có thể nói là một trong những bài pháp hay bậc nhất của Pháp sư Huệ Tịnh!

Nguyện thứ 18 này đức Phật Thích Ca gọi là Bản Nguyện. Chư Tổ Sư khen: “Bản nguyện Vua, Vua Bản Nguyện.” Bản nguyện là thệ nguyện căn bản trong các nguyện. Đức Phật A Di Đà phát 48 Đại nguyện nhưng chỉ lấy nguyện thứ 18 làm Vua trong các nguyện. Vua bản nguyện này chỉ nói niệm Phật. Đây là lời kêu gọi của đức Phật A Di Đà dành cho chúng sanh 10 phương, niệm danh hiệu của Ngài để về Cực Lạc Tịnh Độ…

Đức Phật A Di Đà chỉ dùng danh xưng của mình để cứu độ chúng sanh, cho nên xưng danh hiệu Phật còn gọi là Bản Nguyện Xưng Danh, cũng gọi là Chánh Định Nghiệp. Người niệm Phật theo Bản Nguyện Xưng danh thì “Bình Sanh Nghiệp Thành” nghĩa là nghiệp vãng sanh đã thành tựu ngay trong đời này, không đợi lúc lâm chung!

Nhất hướng chuyên xưng sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật, chỉ cầu vãng sanh, không cầu nhất tâm, không cầu thần thông tam muội, không cầu đoạn trừ vọng niệm, không tạp tu thêm bất cứ môn gì, thì không cứ niệm nhiều hay ít triệu người tu triệu người được vãng sanh về Báo Độ Cực Lạc!

07/12/2024

Tổ sư Đạt Ma cảm hoá nhóm Cướp
Trích phim Đạt Ma sư tổ

☸ A Di Đà Phật 🙏🙏🙏📖 Nhân quả không thể sai sót 👉 Tất cả nỗi khổ đến với mình đều có nguyên nhân, nếu không muốn khổ xin ...
04/12/2024

☸ A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
📖 Nhân quả không thể sai sót
👉 Tất cả nỗi khổ đến với mình đều có nguyên nhân, nếu không muốn khổ xin đừng làm khổ ai, đừng lấy mạng chúng sanh để nuôi thân mạng mình, hãy sám hối hành thiện nhanh nhất để còn kịp để cứu lấy mình.
👉 Trái với thập Thiện nghiệp Thì đó là {thập ác} Mỗi ngày tạo thập ác bạn phải trả một cách thê thảm, đến lúc nào bạn phải trả thê thảm? Đó là sau khi bạn chết phải đọa vào tam đồ, Ngã quỷ, Súc sanh, Địa ngục.
👉 Tạo thập ác thượng phẩm thì đọa địa ngục
👉 Tạo thập ácTrung phẩm thì Đoạ ngã quỷ
👉 Tạo thập ác hạ phẩm thì đọa súc sanh
Thật là đáng sợ đó là bạn phải trả giá thê thảm như vậy.
Hòa thượng Tịnh không khai thị!
Hãy tỉnh thức để cứu lấy mình sớm nhất có thể
🙏🙏🙏 ADi ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
🪷 🪷 🪷

📖 Cốt lõi Kinh Địa Tạng : Phật nói kinh Địa Tạng là muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập...
05/11/2024

📖 Cốt lõi Kinh Địa Tạng : Phật nói kinh Địa Tạng là muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là nội dung cốt yếu của toàn bộ kinh Địa Tạng.

📚 Ý nghĩa của Kinh Địa tạng Bồ tát bổn nguyện

📖 Tựa đề của Kinh Địa Tạng là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa là đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát. Một Ngài Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh, nếu chúng sinh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Tuy nhiên, đó có phải là ý nghĩa thực sự?

“Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi U minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham, sân, si của chính mình.

📖 Địa ngục chính là địa ngục tham, sân, si. Chúng sinh khổ là do tham, sân, si đầy dẫy trong tâm, phiền não khởi phát. Muốn phá được cửa địa ngục này cần phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là bản thân nhận ra được bản tính Như Lai trong tâm, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham, sân, si và cứu giúp chúng sinh muôn loài.

📖 Nếu ta hiểu Ngài Địa Tạng là một vị Bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi địa ngục thật sự, thì chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, rồi vô tình gạt bỏ quy luật nhân quả. Nếu thật sự có một Ngài Bồ tát đủ khả năng đập phá cửa địa ngục, thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tinh tấn tu học, chỉ cần một lòng cầu Ngài Bồ tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu.

📖 Như vậy thì tinh thần ỷ lại, dựa dẫm, mong chờ sự cứu rỗi của Ngài Bồ tát càng tăng lên. Quy luật Nhân Quả cũng không có ý nghĩa. Điều đó dẫn đến sự ra đời của Đức Phật cũng là vô nghĩa. Vậy tại sao chúng ta phải nỗ lực tu hành? Nếu chúng ta không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị Bồ tát nào cứu vớt mình được? Chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh chân tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm. Ngoài tâm sẽ không có cái gì cả. Địa ngục chính là tham, sân, si, phiền não của chúng sinh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân khẩu ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm.

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
🙏🏻🙏🏻🙏🏻

☸ THƯỜNG NGHIỆP, TRỌNG NGHIỆP, CẬN TỬ NGHIỆP, BẤT ĐỊNH NGHIỆP📚 HT Thích Giác Khang📖 Thì chúng ta thấy là thường thường ở...
05/10/2024

☸ THƯỜNG NGHIỆP, TRỌNG NGHIỆP, CẬN TỬ NGHIỆP, BẤT ĐỊNH NGHIỆP
📚 HT Thích Giác Khang
📖 Thì chúng ta thấy là thường thường ở trong cái nghiệp đó nó chia làm 4. Cái quan trọng nhất là cái cận tử nghiệp; tức là cái chết của chúng ta, cái phút cuối cùng khi hít vô không thở ra, thì cái đó quyết định vấn đề đầu thai, quyết định vấn đề đầu thai hay là vấn đề vãng sanh của chúng ta.

Còn 3 cái nữa ☝

📖 Cái thứ nhất là trọng nghiệp là cái nghiệp quan trọng nhất, tức là nếu cái nghiệp đó là không có thân trung ấm. Thí dụ như chúng ta tạo tội ngũ nghịch thì chết là không có thân trung ấm lập tức xuống địa ngục ngay.Mà cái ngũ nghịch nặng nhất đó là giết cha, mẹ, Alahán, làm mình Phật ra máu, phá hoà hiệp tăng. Thì những người này chết không có thân trung ấm lập tức xuống địa ngục; vì đang sống là đã mất cái biết rồi hay cái biết điên đảo.

📖 Còn trọng nghiệp của cõi Trời tức là từ Trời Dục giới, Sắc giới, Vô sắc cái định lực rất mạnh. Thì cõi Trời Dục giới mà Tầm Sát thì chưa bảo đảm có thể vãng sanh đấy; có thể không thành trung ấm đấy nếu mà điều kiện của ban hộ niệm thuận tiện; thì chúng ta đầu thai, chúng ta đầu thai lập tức, không có thân trung ấm, thì cái đó kêu là trọng nghiêp. Tức là không có thân trung ấm, chết rồi đầu thai theo ý muốn của mình. Hoặc là bị cái nghiệp lôi kéo, vì không còn cái hiểu biết đó là địa ngục.

📖 Còn cái thứ 2 là thường nghiệp, thường nghiệp là cái nghiệp thường thường của chúng ta. Chẳng hạn như tôi là một người giảng sư, một người theo giảng Pháp; thì thường thường tôi phải nghiên cứu Kinh điển và tôi sống với cái ý nghĩa, cái tìm hiểu Phật Pháp, thì có thể 24 tiếng tôi đã sống với nó 20 tiếng; thì đó là cái thường nghiệp của tôi.

📖 Nhưng thỉnh thoảng tôi nhập định, tôi có thể lên Tứ thiền hoặc là Tam thiền, rồi khi xả định xuống thì tôi không còn nằm ở Tứ thiền nữa, mà tôi trở về cái thường nghiệp của tôi. Tức là suy quán, suy ngẫm về pháp lý thì có thể tôi là cõi Trời Dục giới hoặc là cõi người; thì cái đó là cái thường nghiệp của tôi.

📖 Thành ra khi nhập định khi tôi chuẩn bị ngồi thiền; tôi đi vào Tứ thiền; lúc đó tôi chết thì lập tức tôi đi vào cõi Trời Tứ thiền hoặc Tam thiền. Nhưng mà nếu xả thiền ra thì tôi trở về thường nghiệp của tôi; là cái nghiệp người. Thì nếu chết mà tôi nhập định không kịp thì tôi phải sanh về cõi người thôi; cái cõi thường nghiệp của chúng ta.

📖 Thì cái cận tử nghiệp nó quyết định hết; nếu lúc đó mà tôi trở về thường nghiệp thì tôi sanh về cõi người. Mà lúc đó tôi biết rằng tôi gần chết, tôi nhập định lên Tứ thiền, và lúc đó tôi bỏ xác luôn, thì tôi sanh về cõi Trời Tứ thiền.

📖 Còn một cái thứ 3 nữa là bất định nghiệp. Tức là trong cuộc sống của chúng ta á; chúng ta có làm thiện có làm ác. Mặc dù tôi nhập Tứ thiền tôi xả ra, tôi thường thường ở nghiệp người, hoặc là Trời Dục giới; thì tôi có những cái suy ngẫm tốt; nhưng mà thỉnh thoảng cũng có những suy ngẫm xấu; bởi chúng ta là phàm phu mà; chưa phải là Alahán; Bất Lai vẫn còn có tư tưởng đấy nhưng mà thường thường là tư tưởng thiện chứ vĩnh viễn là không có tư tưởng ác, Nhập Lưu cũng vậy.

📖 Còn từ cõi Trời Sắc giới, Vô Sắc, Trời Dục giới đều có tư tưởng thiện và có tư tưởng ác. Thì lúc chúng ta chết đó, thì cái Alaya chúng ta giống như cái dòng sông, giống như cái cuồn băng, nó quay trở lại tất cả những cái gì chúng ta đã làm trong kiếp này và trong nhiều kiếp trước; nghĩa là những kiếp quá khứ nó quay lại hết. Thì chúng ta không thể giấu chúng ta; mà khi cái cuồn băng này nó ngừng ở đâu, nó đứt tại đâu; thì chúng ta phải đầu thai vào cõi đó.

📖 Thí dụ như tôi là người, hay tôi là Trời Dục giới. Tôi thường quán xét về các pháp để giảng pháp thì tất nhiên 24 tiếng là tôi sống 20 tiếng là quán pháp; thì cái này là cái thiện nghiệp của tôi. Mà cái thiện nghiệp này thì tôi chỉ sanh về cõi người hoặc Trời Dục giới thôi.

📖 Nhưng mà thỉnh thoảng, tôi hạ thủ công phu, tôi có thể lên tới Tứ thiền. Thì lúc gần chết tôi biết, là tôi nhập thiền định. Tôi bỏ xác thì cái cận tử nghiệp này sẽ đưa tôi về cõi Trời Tứ thiền.

📖 Còn nếu tôi chết bất đắc kỳ tử hoặc tôi không nhập kịp. Nó nhức nhối quá tôi không thể nhập vào Tứ thiền được. Thì tôi trở về cái thường nghiệp của tôi tức là sanh về cõi người hoặc Trời Dục giới thôi; vì nó đứt ngang đó.

📖 Còn nếu mà trong lúc đó tôi mê mang, mà cái cõi người với cõi Trời Dục giới thường là thường nghiệp. Nhưng mà lúc đó lại có những cái tư tưởng xấu trong cuộc sống của tôi không tránh khỏi được. Thì trong lúc là có những lúc tôi sân giận, hoặc tôi ghét một người nào đó; thì cái hình ảnh này nó quay trở lại, và đương lúc tôi sân giận như vậy, thì cái phim, cái cuồn băng này nó đứt ngang đó, thì cái cận tử nghiệp này sẽ đưa tôi vào mang lông, đội sừng tức là súc sanh.

📖 Thành ra chúng ta thấy trong Tam giới nó lung tung hết; nó thuộc cái nghiệp cuối cùng này, kêu là bất định nghiệp. Bất định nghiệp nó cũng có thể là cận tử nghiệp. Mà thường nghiệp nó cũng có thể là cận tử nghiệp. Mà trọng nghiệp cũng là cận tử nghiệp.

📖 Thành ra tôi mới nói là từ cõi địa ngục cho tới cõi Trời Phi Phi Tưởng không bảo đảm. Nếu suôn sẻ thì không nói gì, không suôn sẻ chúng ta có thể đầu thai chỗ nào cũng có hết.

📖 Thành ra cái tiến trình ngũ uẩn chúng ta nên nhớ rằng, bất cứ người nào cũng có tiến trình, tới khúc cây, cục đá, cho tới cái nhà giảng này cũng đủ tiến trình ngũ uẩn, chứ không có thiếu cái nào hết, nhưng mà nó ẩn hay nó hiện.

📖 Thí dụ như cái nhà giảng này, cái cột cái này, thì nó chỉ có sắc uẩn thôi. Nhưng mà thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn nó vẫn có. Vì cái đó là cái chung nhưng mà nó không hiện, thành ra nó lấy cái sắc uẩn làm linh hồn.

📖 Rồi từ từ nó thọ khí âm dương nó tiến lên tới thọ uẩn. Thì bấy giờ nếu nó thành ra cỏ hoặc là cây nhỏ thì nó lấy cái thọ uẩn làm linh hồn; mà lấy thọ uẩn làm linh hồn thì có sắc uẩn trong đó.

📖 Còn nếu lấy sắc uẩn làm linh hồn thì thọ, tưởng, hành, thức vẫn có mà không hiện được, nó ẩn.

📖 Chúng ta phải hiểu đạo Phật, hiểu như vậy chứ chúng ta đừng hiểu là cái nhà giảng này là sắc uẩn không, đời đời là sắc uẩn; không có vấn đề đó đâu. Mà đừng tưởng chúng ta thường nghiệp là chúng ta đi nghe pháp, giảng giáo lý này kia, chúng ta sống 20/24 là luôn luôn nghĩ tới điều thiện thì chúng ta sẽ chắc chắn sanh về cõi Trời Dục giới, không bảo đảm đâu.
📖 Mà nó quyết định ở cái cận tử nghiệp, cái gì phát hiện trong cái giờ phút mà hít vô không thở ra thì cái đó quyết định vấn đề đầu thai, vấn đề vãng sanh của chúng ta.

Trích Kinh sáu sáu nâng cao tuần 9Jb

🙏🙏🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
🪷🪷🪷
🙏🙏🙏Nam Mô A Di Đà Phật🪷🪷🪷
🙏🙏🙏
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
🪷🪷🪷

XIN THƯỜNG NHỚ PHẬT, NIỆM PHẬT

( Hoan nghênh chia sẻ Phật Pháp )

☸ Hoà Thượng Tịnh Không “HOÁ THÂN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG”                    🪷 🪷 🪷Ngày nay khoa học đã phát hiện, họ phát h...
02/07/2024

☸ Hoà Thượng Tịnh Không
“HOÁ THÂN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG”
🪷 🪷 🪷
Ngày nay khoa học đã phát hiện, họ phát hiện được hiện tượng vật chất, hiện tượng vật chất từ đâu đến? Nó đến từ ý niệm, nền tảng của vật chất là ý niệm, ý niệm chính là tâm sanh diệt. Bởi vậy tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tất cả hiện tượng vật chất đều từ tâm tưởng sanh. Ý niệm của tâm, căn cứ những gì Bồ Tát Di Lặc nói, một giây có 1600 triệu lần sanh diệt. Làm sao ta có thể nhận ra được một lần trong này? Chúng ta khởi ý niệm “một lần trong này”, không biết bao nhiêu niệm đã qua đi. Một lần trong đó, là đã khảy hai ba lần rồi, mấy trăm triệu ý niệm sanh diệt đã qua đi, sanh diệt này vĩnh viễn không ngừng, đến lúc nào mới ngừng? Chứng được Diệu Giác là ngừng, ngừng thật sự.

🪷 Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, hoàn toàn buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước. Đã ngừng, nhưng không phải thật sự ngừng, vì sao vậy? Vì chưa đoạn tận tập khí, đoạn tận tập khí mới là ngừng thật sự. Thường tịch quang hiện tiền, quý vị quay về tự tánh. Nhưng trong cõi thật báo trang nghiêm, sẽ thấy được tướng không sai biệt, nó có tướng. Diệu Giác Như lai vô tướng, không có tướng, không có tướng mới thật sự vô sai biệt. 41 vị pháp thân đại sĩ trong cõi thật báo, chúng ta có thể nói họ là tương tự tướng vô sai biệt, không phải tướng vô sai biệt thật. Tướng vô sai biệt thật không có tướng, đây là lý nhất hành tam muội.

🪷 Trong Khởi Tín Luận nói: “Nương vào tam muội, sẽ biết pháp giới nhất tướng, gọi là pháp thân của tất cả Chư Phật và thân chúng sanh bình đẳng không hai, tức là nhất hành tam muội”. Pháp thân của tất cả Chư Phật và thân chúng sanh, chúng sanh này là nghĩa rộng, chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi hiện tượng, gọi là thân chúng sanh. Bao gồm ngày nay chúng ta gọi là động vật, thực vật, khoáng vật, cho đến hiện tượng đại tự nhiên, đều gọi là chúng sanh. Hay nói cách khác, tất cả hiện tượng, vạn sự vạn vật trong vũ trụ và pháp thân Chư Phật là bình đẳng không hai, đây gọi là nhất hành tam muội. Tam muội là tâm định vào đây, không hoài nghi, hoàn toàn thừa nhận đây là chân tướng sự thật, đây là nhất hành tam muội. “Nên biết chân như là căn bản của tam muội”, thật sự thấu triệt tức nhập vào cảnh giới Phật, cảnh giới Phật là gì? Là như như bất động trong tất cả cảnh giới. Nếu chúng ta chứng được, chứng được tức thành Phật, thành Phật nhưng thân vẫn còn, đây gọi là Hữu dư y niết bàn. Chứng được gọi là niết bàn, nghĩa là không sanh không diệt. Thân thể vẫn còn, thân thể gọi là hữu dư, còn dư lại, còn lại thân thể này. Thân thể này có chướng ngại gì chăng? Không có. Quý vị dùng thân thể này để hóa độ chúng sanh, được; không cần thân thể này nữa thì lập tức diệt độ, trở về tự tánh, cũng được. Chúng sanh có nhân duyên với quý vị, họ khởi tâm động niệm, quý vị lại có thể hiện thân, hiện thân là tự tại. Cần lấy thân gì để độ thoát, không phải ý của mình, mà ý của họ. Trong tâm họ muốn thấy Phật, tự nhiên quý vị hiện thân Phật, vì sao vậy? Họ cảm, quý vị ứng; họ có tâm, quý vị vô tâm; họ có niệm, quý vị vô niệm, không nơi nào không hiện thân. Cảm đó, nếu hết duyên thân liền biến mất, bởi thế thời gian hiện thân lâu hay mau hoàn toàn dựa vào cảm ứng. Sức cảm ứng mạnh thì thời gian dài, trú thế lâu. Thời gian cảm ứng, nếu hết duyên thân sẽ biến mất, là nhập diệt. Thời gian trú thế dài gọi là ứng thân, họ đến nhân gian thị hiện đầu thai, thị hiện nhập diệt. Như Đức Thế Tôn thị hiện bát tướng thành đạo, tức tám giai đoạn trong đời, đây gọi là ứng thân. Nếu thời gian rất ngắn ngủi là hóa thân, hóa thân là đột nhiên nhìn thấy, đột nhiên không thấy nữa, là hóa thân.

🪷 Tôi từng nói với quý vị, thời kỳ kháng chiến, tôi đi học ở Quý Châu, hiệu trưởng là ông Chu Bang Đạo. Sau khi đất nước thắng lợi, ông ở tại Nam Kinh, vợ ông không có tín ngưỡng Tôn giáo. Có một hôm gặp được Bồ Tát Địa Tạng, nhưng không biết. Là một người xuất gia đến nhà bà hóa duyên, xin bà ủng hộ năm cân dầu thơm, bà không cho, người xuất gia này liền biến mất. Tôi từng đến nhà của bà, rất lớn, ở trước có cái sân lớn. Đúng là cửa lớn, cửa thứ hai mới đến ngôi nhà chính. Người xuất gia này xuất hiện ở nhà chính, khi đi đương nhiên cũng đi từ cửa chính. Khi ông ra đi bà mới phát hiện, cửa lớn không mở, cửa thứ hai cũng không mở, làm sao ông vào được? Khi đi cửa vẫn đóng, vậy ông đi như thế nào? Bởi thế bao nhiêu năm nay bà nghĩ không ra vấn đề này. Mà thời gian nói chuyện cũng rất lâu, tuyệt đối không phải là ảo giác, cũng không phải nằm mơ. Mãi đến khi kháng chiến thắng lợi bà đến Đài Loan, ở Đài Trung học Phật pháp với thầy Lý. Bà kể lại câu chuyện này để thỉnh giáo thầy Lý. Thầy Lý nói với bà, đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát ở Cửu Hoa Sơn, có duyên với bà. Bà hối hận vô cùng, vì lúc đó không cho ngài năm cân dầu thơm. Cho nên bà ngày ngày tụng Kinh Địa Tạng, trì Chú Đại Bi, có cảm ứng không thể nghĩ bàn. Bà niệm Đại Bi vào nước có thể trị bách bệnh, người khác niệm không linh, bà niệm linh, lợi ích vô cùng. Đây là gì? Là trong đời quá khứ có nhân duyên. Bà có cảm, đây là minh cảm, cảm này đến bản thân mình cũng không biết, nhưng Địa Tạng Vương Bồ Tát biết. Quả thật là đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận. Quý vị xem, vừa ra khỏi cửa nhà khách là không còn, ra khỏi cửa vẫn còn một cửa nữa. Bên ngoài là ngoại viện, bên trong là nội viện. Câu chuyện này là thật, bà Chu chắc chắn không nói dối. Bà niệm Phật vãng sanh, khi thiêu có hơn 300 viên xá lợi, người như vậy là tốt nhất trong thiên hạ. Chúng tôi đối với vợ chồng thầy Chu, còn tôn trọng hơn cả cha mẹ. Thời kỳ kháng chiến chúng tôi xa gia đình, trường học chính là nhà. Hai vị trưởng bối này quan tâm chúng tôi còn chu đáo hơn cả cha mẹ, khiến chúng tôi suốt đời không bao giờ quên. Cảm ứng đạo giao không phải giả!

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 596
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Xin thường niệm Phật 🙏🙏🙏
Hoan nghênh chia sẻ

Address

Quang Trung
Uông Bí

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phật Trong Tâm posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share