Vĩnh Tường

Vĩnh Tường Thông tin, truyền thông

DỰ KIẾN TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH PHỦ KHÓA XVTrên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành nêu t...
13/01/2025

DỰ KIẾN TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH PHỦ KHÓA XV

Trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) dự kiến có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 Bộ, cơ quan ngang Bộ), gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nội vụ; Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Có 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan), gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam.

ĐỒNG CHÍ ĐẶNG XUÂN PHONG ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG, CHỈ ĐỊNH GIỮ CHỨC BÍ THƯ TỈNH ỦY VĨNH PHÚCSáng 11/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức ...
11/01/2025

ĐỒNG CHÍ ĐẶNG XUÂN PHONG ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG, CHỈ ĐỊNH GIỮ CHỨC BÍ THƯ TỈNH ỦY VĨNH PHÚC

Sáng 11/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai.

08/01/2025

👧👦 📑
KHÔNG thi tuyển vào lớp 6 tất cả các trường THCS từ 2025.

Chỉ có một phương thức tuyển sinh THCS là XÉT TUYỂN!

Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn "cách mạng màu" đối với Việt Nam hiện nay"Cách mạng màu" đang trở thành nguy cơ đối với ...
07/01/2025

Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn "cách mạng màu" đối với Việt Nam hiện nay

"Cách mạng màu" đang trở thành nguy cơ đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với nước ta thời gian qua đang hiện hữu những biểu hiện manh nha màu sắc của "cách mạng màu". Âm mưu của các thế lực thù địch là tác động đến các lĩnh vực của đời sống, trực tiếp và gián tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta... Mục tiêu của chúng là kích động, gây mất trật tự xã hội, gây bất ổn, xung đột, tạo điểm nóng ở một số nơi và thổi nóng các mâu thuẫn trong một bộ phận quần chúng nhân dân…

Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn "cách mạng màu" ở Việt Nam

“Cách mạng màu” hay còn gọi là “cách mạng nhung”, “cách mạng đường phố”… là những thuật ngữ chỉ các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lực chính trị có tính chất nhằm lật đổ chính quyền nhà nước đương nhiệm, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được các thế lực phản động hậu thuẫn. Gọi là cách mạng nhưng “Cách mạng màu” trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng xã hội. Bản chất cách mạng là lật đổ chế độ cũ lỗi thời, xây dựng chế độ mới tiến bộ hơn, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là cách mạng xã hội biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới có trình độ phát triển cao hơn. Nhưng ở đây các thế lực của “Cách mạng màu” đánh tráo khái niệm khi lẫn lộn giữa cách mạng xã hội với cái gọi là “cách mạng màu”, nhằm tác động để phức tạp các vấn đề trên lĩnh vực của đời sống xã hội như vấn đề tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện, tranh chấp đất đai, vấn đề tham nhũng, hiện tượng tiêu cực, mâu thuẫn cục bộ, hành động biểu tình, gây bạo loạn chính trị rồi dẫn đến hành động biểu tình chiếm chính quyền. Điều này có thể thấy rõ là hoàn toàn không phải là cách mạng mà là phản cách mạng, cản trở sự phát triển lịch sử, tiến bộ xã hội.

Ở Việt Nam, các thế lực thù địch cũng đã manh nha sử dụng kịch bản này đã gây ra một số vụ việc bạo loạn. Vì vậy, cần nhìn nhận lại thấu đáo tiến trình các vụ việc, các vấn đề nổi cộm để đưa ra các phương án phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn, manh nha các yếu tố “cách mạng màu” có thể gây ra trong thời gian tới.

“Cách mạng màu” là một trong những thủ đoạn vô cùng nguy hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình mà các thế lực thù địch đã và đang thực hiện. Một trong những mục tiêu quan trọng được ưu tiên của âm mưu này là nhằm lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn không ngừng sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, những biểu hiện của cái gọi là “cách mạng màu” vì thế cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam - đó chính là các cuộc tụ tập đông người dưới nhiều lý do, trong đó có cả những cuộc tụ tập đập phá gây bất ổn cho xã hội. Có thể nhắc đến những vụ việc bạo loạn, lợi dụng nhiều vấn đề chính trị, xã hội từ bảo vệ chủ quyền đến bảo vệ môi trường, lợi dụng dự án luật… đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự xã hội và tác động đến tình hình chính trị của nước ta. Từ năm 2014 đến nay, các hoạt động có tổ chức, tính toán được các đối tượng thực hiện, mục đích nhằm gây rối loạn, mất trật tự xã hội, cản trở sự phát triển làm mất uy tín của chính quyền, tạo cơ hội đầu cơ chính trị cũng như tạo điều kiện cho các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng tình hình để thực hiện những mưu đồ “đục nước béo cò”, gây bất ổn về tình hình chính trị ở nước ta.

Có thể nêu một số vụ việc sau: năm 2016, dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường sau sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra, các đối tượng đã kích động một số cuộc tụ tập đông người có hành vi bạo lực vi phạm pháp luật dưới chiêu bài “vì môi trường, chống Công ty Formosa Hà Tĩnh”.

Năm 2018, một kịch bản thâm độc lại lập lại khi các thế lực thù địch lợi dụng cái cớ là phản đối dự thảo luật đặc khu tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt tại tỉnh Bình Thuận xảy ra vụ việc các phần tử xấu hô hào gọi là “Hoạt động phản đối Dự thảo Luật Đặc khu”, “thể hiện lòng yêu nước”… lôi kéo kích động người dân tụ tập đông người trái phép, gây rối an ninh, trật tự, chống người thi hành công vụ, cố ý huỷ hoại tài sản, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Đối với vụ việc này các thế lực không đơn thuần chỉ là lôi kéo, dụ dỗ, kích động một số người mà chúng còn dùng tiền để mua chuộc, dụ dỗ người tham gia, mỗi người được trả vài trăm nghìn đồng để tham gia biểu tình, hưởng ứng, thậm chí gây thương tích với lực lượng công an thì số tiền còn lớn hơn. Tài trợ kinh phí, hô hào gây rối, xúi giục xuống đường thậm chí là bạo loạn chính trị là những thủ đoạn nhem nhuốc để giật dây, gây rối hòng phá hoại Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Năm 2019, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có trụ sở tại Mỹ do Đào Minh Quân - quốc tịch Mỹ cầm đầu, chỉ huy đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin bằng cách tổ chức chiến dịch trưng cầu dân ý, “vẽ” ra nhiều dự án cùng những lời hứa hẹn sẽ cấp đất, xây nhà để đánh vào lòng tham của một số người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết; chúng đã dựng lên các chiêu trò bịp bợm như hứa hẹn phong chức tước, bổ nhiệm cho các thành viên, đồng thời bịa đặt những thông tin, luận điệu xuyên tạc nhằm lừa phỉnh những người nhẹ dạ, nhất là những người có trình độ học vấn thấp hay những người bất mãn, tiêu cực… chúng hứa hẹn sẽ hỗ trợ tài chính, cấp đất, cấp nhà cho người nghèo đổi lại những ai đăng ký nhận hỗ trợ sẽ phải tham gia “trưng cầu dân ý” thể hiện quan điểm chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì miếng bánh vẽ không có thật đã làm cho nhiều người nhận dính bẫy cứ chờ đợi trong hy vọng; tuy nhiên nhà, đất không thấy đâu chỉ thấy vướng vào vòng lao lý.

Có thể thấy rõ, thời gian, địa điểm, lý do viện cớ để kích động có thể khác nhau nhưng rõ ràng kẻ đứng đằng sau những vụ gây rối đều chung một thủ đoạn là nhen nhóm lên những đốm lửa phá hoại, mưa dầm thấm lâu qua những thủ đoạn này để chúng gieo rắc tâm trạng bất mãn, tiêu cực cho một số người dân để đến khi thích hợp sẽ tổ chức kích động, tiến hành bạo loạn.

Thế lực nào muốn đẩy mạnh "cách mạng màu" ở Việt Nam?

Đứng đằng sau các cuộc tụ tập đông người này liệu tất cả những người xuống đường để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ môi trường, bày tỏ quan điểm của mình với Luật Đặc khu… đều là những người muốn đem chính kiến của mình góp ý vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hay không? Liệu tất cả các hành động đập phá có phải là do bộc phát hay không? Hay tất cả những hành động phạm pháp đó đều có bàn tay sắp đặt kích động giật dây, thậm chí còn tung tiền để lôi kéo tụ tập? Trên thực tế, đã có nhiều vụ án cho thấy có không ít tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã cấu kết với nhau để đào tạo cái gọi là đấu tranh bất bạo động.

Có thể nhìn thấy lực lượng tài trợ trực tiếp cho các hoạt động phản kháng phi bạo lực - điển hình của “cách mạng màu” là hàng trăm tổ chức phi chính phủ của phương Tây hoạt động trên khắp thế giới như “Ngôi nhà tự do”, “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Cộng hòa”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Dân chủ”, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ…

Ngoài ra, theo cơ quan an ninh, núp bóng dân chủ những tổ chức mang bản chất phản động, khủng bố như Việt Tân, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và một số hội nhóm cực đoan trong nước dưới những ngọn cờ bất chính với dã tâm hình thành cái gọi là “cách mạng màu” ở Việt Nam. Thông qua các cuộc biểu tình, bạo loạn tại các địa phương thì các đối tượng đã móc nối phát triển lực lượng, khuếch trương thanh thế, đánh bóng tên tuổi nhằm tiến tới công khai hoá tổ chức chính trị đối lập trong nước, âm mưu sâu xa của chúng là muốn tập dượt cho một cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam, đe doạ đến an ninh quốc gia và sự tồn vong của chế độ.

Từ những vụ việc đã diễn ra thời gian qua theo phân tích trên, có thể nhận diện chiêu bài của các đối tượng trong và ngoài nước chủ yếu thực hiện với các hoạt động và mục đích để kích động nhằm xây dựng cho một cuộc “cách mạng màu” diễn ra ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, thông qua hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng nhằm tạo tiền đề về tư tưởng, chính trị, xã hội cho một cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam.

Âm mưu của các thế lực thù địch nhằm hướng tới là tạo khủng hoảng về niềm tin, ý thức hệ và chuẩn mực giá trị trong các tầng lớp xã hội đặc biệt là cán bộ, đảng viên, tri thức. Tăng cường sử dụng hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng và các nền tảng xã hội mới như Facebook, Tiktok, Telegram… để kích động, chia rẽ nội bộ, truyền bá tư tưởng chính trị đối lập, hoạt động chống đối chính quyền và đối tượng mà chúng hướng tới là các nhóm xã hội như một bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, tín đồ tôn giáo, người khiếu kiện, công nhân đình công… Ngoài ra, các thế lực thù địch hướng đến tuyên truyền phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó truyền bá tư tưởng chính trị phản động (như tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; phủ nhận dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam…) tạo cơ sở cho việc tập hợp hình thành lực lượng chính trị đối lập với đảng; kích động các hoạt động biểu tình, gây rối an ninh, gây bạo loạn.

Thứ hai, hoạt động tác động, chuyển hoá nội bộ, hình thành nhân tố chống đối từ bên trong, thúc đẩy tự diễn biến bên trong nội bộ.

Lợi dụng quá trình hợp tác giữa Việt Nam, Mỹ và các nước phương Tây tăng cường tiếp cận nội bộ thông qua các chương trình dự án nhằm thực hiện mục tiêu “dân chủ hoá” Việt Nam. Các lực lượng “Các mạng màu” tác động làm thay đổi đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta theo hướng tạo điều kiện cho sự ra đời của các khuynh hướng tư tưởng, tổ chức, lực lượng chính trị đối lập ở Việt Nam; tác động phân hoá, xâm nhập, hình thành lực lượng chống đối trong nội bộ hệ thống chính trị; thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” theo tiêu chí Mỹ và phương Tây nhằm hình thành môi trường đa nguyên chính trị, tạo mầm mống cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam.

Thứ ba, hoạt động dựng “ngọn cờ” và lực lượng nòng cốt cho “cách mạng màu” ở Việt Nam được thể hiện qua các phương thức sau: Tăng cường xâm nhập người về Việt Nam trực tiếp tiến hành hoạt động chống đối; lôi kéo, kích động người tham gia tổ chức và hoạt động chống đối. Tổ chức đào tạo, huấn luyện các đối tượng chống đối trong nước nhằm tạo ngọn cờ nòng cốt. Từ đó tập dượt cho các kịch bản “cách mạng màu” ở Việt Nam.

Có thể khẳng định, với mục đích nhằm thông qua hoạt động tuyên truyền tác động tư tưởng, kích động, khoét sâu các mâu thuẫn xã hội nhằm tạo tâm lý phản kháng chính quyền, kích động lôi kéo quần chúng hoạt động biểu tình, phá rối an ninh gây bạo loạn, lợi dụng vấn đề khiếu kiện, tranh chấp đất đai cơ sở tôn giáo, tranh chấp biển đảo để kích động biểu tình ở các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… Đây là các hoạt động chính của các thế lực thù địch ở ngoài nước móc nối với các đối tượng chống đối trong nước để tiến hành các mục tiêu nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở nước ta. Khi các hoạt động này thực hiện, chúng tác động đến các lĩnh vực của đời sống, chính trị, xã hội, tác động trực tiếp và gián tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta... Từ đó, có thể dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn mất trật tự xã hội, gây bất ổn, xung đột, tạo điểm nóng ở một số nơi và nguy cơ gây nên mâu thuẫn trong một bộ phận quần chúng nhân dân…

Giải pháp phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn "cách mạng màu" ở Việt Nam

Để ngăn chặn nguy cơ “cách mạng màu” ở Việt Nam, cần thiết tăng cường nguồn sức mạnh nội sinh - những yếu tố chủ quan làm thành trì vững chắc để đấu tranh với các yếu tố tác động bên ngoài.

Trước hết, tập trung, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, tăng cường, củng cố về lập trường, tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên, trí thức, nhân dân để kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; không cho bất kỳ thế lực, tổ chức hay quốc gia nào can thiệp vào công việc nội bộ. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, hạnh phúc của Nhân dân do chính người dân cảm nhận chính là câu trả lời thuyết phục nhất cho sự tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chống lại mọi luận điệu sai trái. Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh chính là kết quả sinh động nhất đánh bại mọi âm mưu thâm độc của “cách mạng màu”.

Cùng với đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, Đảng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân, phải hết lòng hết sức phụ vụ nhân dân. Khi niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng được giữ vững sẽ tạo ra “sức đề kháng xã hội” mạnh mẽ để loại bỏ bất cứ thế lực gây hại nào từ thế lực chống phá bên ngoài cho đến “giặc nội xâm” ở bên trong. Đồng thời, tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước, nâng cao ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước của từng người dân; tuyên truyền sâu rộng tính nhân văn, cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Tăng cường công tác vận động quần chúng nhất là vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Tập trung phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo đời sống cho nhân dân, từ đó người dân yên tâm làm giàu, đời sống khấm khá, con em được học hành… thì không dễ dàng nghe theo các đối tượng kích động, lôi kéo. Bên cạnh đó, cũng cần công khai, minh bạch, nhanh chóng, kịp thời thông tin những vụ việc phức tạp, để người dân được tiếp cận tình hình, không để các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận.

Đặc biệt, quan tâm đến công tác tuyên truyền với sinh viên, thanh niên, trí thức - đây là lực lượng nòng cốt đông đảo trong các cuộc biểu tình của “cách mạng màu” trên thế giới đã diễn ra - vì vậy các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam… để định hướng tư tưởng vững vàng, giáo dục đường lối, văn hoá, lối sống cho thế hệ trẻ; thu hút họ tham gia các hoạt động vì xã hội, cộng đồng, khơi dậy tình yêu Tổ quốc, lòng biết ơn với thế hệ cha anh, lịch sử dân tộc.

Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, đồng thời cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do đó, cần tổ chức các diễn đàn trên các mạng xã hội với nhiều hình thức phong phú để thu hút cộng đồng trẻ tham gia. Tại các diễn đàn đó, cần cung cấp thường xuyên dưới nhiều hình thức hấp dẫn như hỏi-đáp, thi tìm hiểu....về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là thông tin về bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch... Qua đó, giúp mỗi người trẻ nâng cao kiến thức, đủ sức phân biệt đúng- sai, có thể "tự miễn dịch" trước các thông tin xấu độc, từ đó tự giác đấu tranh và tích cực vận động cộng đồng trẻ trên mạng tham gia phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, luôn đề cao cảnh giác và thực hiện các giải pháp nhằm kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn để tiến hành “cách mạng màu ở Việt Nam” như: Đẩy mạnh công tác nắm tình hình, nâng cao năng lực dự báo về diễn biến của nguy cơ, điều kiện có thể diễn ra “cách mạng màu” ở Việt Nam. Đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam của các thế lực thù địch nước ngoài. Đấu tranh đối ngoại ngăn chặn, vô hiệu hoá âm mưu hoạt động chống Việt Nam của các cá nhân, tổ chức thù địch nước ngoài. Tập trung lực lượng, biện pháp đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước. Đấu tranh hoạt động tạo dựng ngọn cờ chính trị đối lập của Việt Nam. Đấu tranh ngăn chặn hoạt động hình thành tổ chức đối lập trong nội địa Việt Nam. Đấu tranh ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chính trị, xã hội phức tạp để kích động biểu tình./.

Nguyễn Thị Minh Huệ, Phạm Thị Tuân

07/01/2025
06/01/2025

Bộ ngành, địa phương giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức để tinh gọn bộ máy

KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN BẦU QUỐC HỘI VIỆT NAM (6-1-1946 -6-1-2025): XỨNG ĐÁNG ĐẠI DIỆN CHO Ý CHÍ, NGU...
06/01/2025

KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN BẦU QUỐC HỘI VIỆT NAM (6-1-1946 -6-1-2025): XỨNG ĐÁNG ĐẠI DIỆN CHO Ý CHÍ, NGUYỆN VỌNG VÀ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN

Ngày 6-1-1946, toàn thể nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội khóa I. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội đánh dấu một bước phát triển mới trong việc củng cố nền độc lập dân tộc vừa giành được, thực hiện thể chế dân chủ thực sự, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Kết quả, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.

Mốc son lịch sử

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời tổ chức phiên họp đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu...”.

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14-SL quy định mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương "thống nhất, thống nhất và thống nhất", Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ Chính phủ và Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người tài năng, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm, thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc.

Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6-1-1946: Toàn dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.

Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành sôi nổi trên khắp cả nước. Kết quả, có 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Nhìn chung, ở cả 71 tỉnh, thành trong cả nước, 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến, kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam có nhiều khó khăn chồng chất, nhân dân ta vừa thoát khỏi ách nô lệ nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định tổ chức Tổng tuyển cử và cuộc Tổng tuyển cử thành công là một quyết định sáng suốt, kịp thời, nhạy bén chính trị và khoa học, thực tiễn sâu sắc. Thắng lợi đó đã khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hoàn thành vai trò, sứ mệnh đối với đất nước, với nhân dân
Trong hành trình phát triển của đất nước, Quốc hội Việt Nam không chỉ đóng vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất, mà còn là biểu tượng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Kể từ khi ra đời tới nay, Quốc hội Việt Nam đã hoàn thành vai trò, sứ mệnh của mình đối với đất nước, với nhân dân.

Quốc hội Việt Nam đã khẳng định Quốc hội luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri, luôn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Việc gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt đầy đủ, thấu hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân, lắng nghe, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân là nhân tố quan trọng bảo đảm cho Quốc hội có những quyết sách đúng đắn, phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao uy tín, vai trò của Quốc hội, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ, đóng góp ý kiến xây dựng và củng cố niềm tin của cử tri, của nhân dân đối với Quốc hội.
Quốc hội không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, bám sát yêu cầu của thực tiễn, phản ánh chân thực tiếng nói, ý nguyện của cử tri và nhân dân.

Ở mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội ban hành khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc lập pháp, góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ bản bao phủ rộng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tại các kỳ họp, Quốc hội khóa XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (hơn 60 văn bản), trong đó có nhiều luật, nghị quyết quan trọng, như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ; các nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố… Những văn bản này không chỉ hướng đến giải quyết những bất cập đã tồn tại nhiều năm, mà còn thúc đẩy minh bạch, hiệu quả trong quản lý kinh tế và xã hội.

Hoạt động giám sát của Quốc hội liên tục đổi mới và ngày càng có hiệu quả, xứng đáng với sự tin cậy của cử tri và nhân dân. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội đã tiến hành nhiều nội dung giám sát quan trọng, từ những vấn đề kinh tế vĩ mô đến các vấn đề cụ thể của đời sống xã hội. Cùng với những nội dung giám sát thường xuyên, Quốc hội đã chọn những vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm để tiến hành giám sát tối cao, giám sát chuyên đề. Hoạt động chất vấn ngày càng trở thành điểm nhấn quan trọng của mỗi kỳ họp Quốc hội. Qua các phiên chất vấn cho thấy, các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, "đúng" và "trúng" những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm; tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội.

Quốc hội đã phát huy ngày càng tốt hơn vai trò quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại tất cả các lĩnh vực của đời sống nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền quốc gia; đồng thời thúc đẩy hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Nhìn lại chặng đường 79 năm qua, có thể khẳng định rằng với sự lãnh đạo của Đảng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Quốc hội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

TỪ 1/1/2025: CHÍNH SÁCH NGHỈ THÔI VIỆC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNGNghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của ...
05/01/2025

TỪ 1/1/2025: CHÍNH SÁCH NGHỈ THÔI VIỆC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.

Điều 10 của Nghị định quy định cụ thể chính sách nghỉ thôi việc đối với: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm 15/1/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức.

Theo đó, viên chức và người lao động có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7 Nghị định này, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau: Được hưởng trợ cấp thôi việc; Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

TẦM NHÌN LỚN CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂMNăm 2018, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm quyết định đưa ra chủ trương điều độ...
05/01/2025

TẦM NHÌN LỚN CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM

Năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm quyết định đưa ra chủ trương điều động cán bộ công an về cấp xã, phường. Người dân lo ngại là phình bộ máy, thừa thãi, không cần thiết... Nhưng rồi, dần dần... an ninh cơ sở đảm bảo hơn rất nhiều, đội ngũ công an xã dần được cho nghỉ hưu, rời biên chế, tinh giảm được rất nhiều nhân sự công an xã.

Năm 2020, thực hiện chủ trương số hóa dữ liệu dân cư: Đội ngũ công an xã phường được điều về từ trước đó góp phần lớn trong việc thu thập thông tin, cập nhật thông tin dữ liệu. Và khi tập hợp được nhiều dữ liệu, thông tin; chuyển sang giải quyết các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công.

Lúc đầu, khi thông tin chưa nhiều, quy trình chưa thông, người dân chưa quen... thì gặp rất nhiều khó khăn. giờ thì đã đỡ hơn rất nhiều, thủ tục tiếp nhận nhanh hơn và rõ ràng hơn. Điều quan trọng nhất, khi đã số hóa dân cư, giải quyết thủ tục hành chính qua mạng thì có thể giảm bớt được nhân sự, dẫn đến tinh giản hóa bộ máy Nhà nước.

Năm 2024, bắt đầu tinh giảm hóa bộ máy, động viên hưu sớm với những cán bộ gần tuổi nghỉ hưu, giảm bớt nhân sự thừa thãi, không giao thêm biên chế với nhiều cơ quan mà không lo thiếu nhân sự do đã có cổng dịch vụ công. Cùng lúc tạo điều kiện cho người trẻ làm việc gắn bó, xem xét điều chỉnh lương cán bộ công chức cho phù hợp với thực tiễn.

Thật đáng trân quý tầm nhìn lớn : rõ rệt, nhanh gọn và quyết liệt của Tổng bí thư Tô Lâm.

ĐẠI HỘI ĐẢNG - NIỀM TIN CỦA DÂN TỘCNgày 01/12/2024, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việ...
05/01/2025

ĐẠI HỘI ĐẢNG - NIỀM TIN CỦA DÂN TỘC

Ngày 01/12/2024, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến nội dung liên quan đến Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng: “…phải chuẩn bị thật tốt Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng”.

Đại hội Đảng có ý nghĩa to lớn, có tầm quan trọng đặc biệt với Đảng, đất nước và Nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đại hội Đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và của Nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định để bảo đảm Đại hội Đảng thành công tốt đẹp phải thảo luận kỹ càng các đề án và đóng góp ý kiến dồi dào. Người cho rằng việc thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng là một dịp để học tập tiến bộ. Người cũng yêu cầu phải thật sự mở rộng dân chủ trong thảo luận để mọi đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình và “phải gom góp ý kiến của đảng viên để giúp đỡ Trung ương chuẩn bị Đại hội Đảng cho thật tốt”.

Trong ý kiến chỉ đạo ngày 01/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng xác định: Đại hội đảng các cấp từ các chi bộ cơ sở, đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan trung ương phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thảo luận về tầm nhìn và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước vươn mình giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư thông báo: Trung ương đã xây dựng công phu, kỹ càng, khoa học, biên tập kỹ nhiều lần Dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới trình Đại hội XIV của Đảng, sẽ gửi Đại hội đảng các cấp đóng góp ý kiến.

Tổng Bí thư chỉ rõ cấp ủy các cấp có nhiệm vụ sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào Dự thảo và các văn kiện trên của Trung ương và từ nội dung Dự thảo các Văn kiện của Đại hội XIV của Đảng, cấp ủy các cấp lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ công tác cho các văn kiện của cấp mình. Các văn kiện của các cấp ủy phải xác định cụ thể những mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình và đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Văn kiện Đại hội Đảng phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Văn kiện phải trở thành “Sách giáo khoa”, thành “Từ điển” để cần thì “tra” vào đó sẽ thấy ngay “ánh sáng soi đường”. Tổng Bí thư nhắc nhở hạn chế tối đa việc phải ban hành các nghị quyết, chỉ thị tiếp theo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm vai trò quan trọng công tác nhân sự của Đại hội Đảng. Người từng nói: “Đại hội Đảng ta lần này sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng. Chúng ta tin chắc rằng, với Ban Chấp hành Trung ương mới, toàn Đảng ta sẽ đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, động viên mạnh mẽ hơn nữa nhân dân cả nước đấu tranh thực hiện mục tiêu vĩ đại trước mắt”.

Trong chỉ đạo đại hội đảng các cấp thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: công tác tổ chức cán bộ là công tác của Đảng, do vậy các cấp ủy đảng phải thực hiện thật nghiêm túc Điều lệ Đảng cũng như các quy định của Đảng. Cụ thể, cấp ủy các cấp cần tập trung chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới theo đúng nội dung đã được hướng dẫn, chuẩn bị thật tốt đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực. Tổng Bí thư nhắc nhở từng cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học hỏi để “nâng mình lên” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, của đất nước trong tình hình mới. Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý các cấp ủy và cán bộ, đảng viên phải hết sức khắc phục căn bệnh của công tác cán bộ trước Đại hội Đảng. Đó là: Căn bệnh người không tái cử thì giữ an toàn, thủ thế, không dám triển khai cái mới; người dự kiến tham gia cấp ủy khóa mới thì giữ mình, không muốn va chạm, sợ mất phiếu; căn bệnh tính toán cho người thân, người quen, người “cánh hẩu” với mình vào các vị trí lãnh đạo hoặc dùng “thủ thuật tổ chức” để gạt người mà mình không thích.

Việc tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng luôn là điều cốt yếu, có ý nghĩa sống còn của Đảng, của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích rất sâu sắc: “Đại hội cần bàn bạc nêu những vấn đề thiết thực, nêu những biện pháp thiết thực. Làm được những việc ấy là Đại hội đã thành công. Không phải nghị quyết cho nhiều, khẩu hiệu cho dài là tốt. Phải làm được những điều mà Trung ương Đảng đã nêu. Làm được bao nhiêu thành công bấy nhiêu. Làm được nhiều thành công nhiều, làm được vừa thành công vừa, làm được ít, thành công ít”.

Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên cần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng: “Mỗi đảng viên, mỗi chi bộ cần căn cứ vào những văn kiện đó, liên hệ với công tác thực tế của mình, để nâng cao tư tưởng, ý thức tổ chức và kỷ luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tiến bộ hơn nữa”.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nêu rõ cán bộ, đảng viên phải tự giác, gương mẫu, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình vì Đảng, vì nước, vì dân, theo tinh thần: “Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển”.

Để Nghị quyết của Đảng thắng lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: Cùng với nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên, thì rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của Nhân dân. Tổng Bí thư chỉ rõ những việc cần làm là: Phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốn vật chất và tinh thần trong Nhân dân và người dân phải cảm nhận được Nhân dân là người thụ hưởng những thành quả thì mọi người sẽ chung sức đồng lòng cùng thực hiện.

Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam nguyện quyết tâm đoàn kết thống nhất, tích cực phấn đấu, góp phần vào thành công Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào thực tiễn cuộc sống của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Address

Vinh Yen

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vĩnh Tường posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share