Lịch sử quanh ta

Lịch sử quanh ta Chia sẻ tin lịch sử quanh ta. đúng hay sai thì cần trao đổi.

LỊCH SỬ KHÔNG HỀ NHÀM CHÁN NHƯ MÌNH VẪN NGHĨ...😁😁😁RẤT THÚ VỊ LÀ KHÁC
31/08/2021

LỊCH SỬ KHÔNG HỀ NHÀM CHÁN NHƯ MÌNH VẪN NGHĨ...😁😁😁RẤT THÚ VỊ LÀ KHÁC

NHỮNG NGƯỜI ĂN MÀY DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC

Từ năm 1863 đến 1886, đê Văn Giang vỡ tới 18 lần. Vỡ đê, người dân chỉ còn cách đi xin ăn nên có câu thành ngữ “Oai oái như phủ Khoái xin ăn”.

Ca dao tục ngữ Hà Nội xưa cũng có câu: “Đông thành là mẹ, là cha/Đói cơm rách áo thì ra Đông thành”.Chợ Đông thành (tương ứng với các phố Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào… bây giờ) là chợ lớn nhất Thăng Long có từ thời Hậu Lê. Chợ sầm uất, bán buôn đủ các mặt hàng. Ăn mày đến đây luôn được người bán hàng, người đi chợ cho vài chinh, gạo hay cơm. Không chỉ ở chợ Đông thành, Thăng Long còn có 8 chợ lớn khác nằm rải rác ở các phường.

Trong “Vũ Trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ viết: “Vào những năm lũ lụt hay mất mùa, dân đói ăn từ các nơi đổ về chợ xin ăn, trông rách rưới và thương tâm, người đi chợ không nỡ ngoảnh mặt đi qua”. Điều đó cũng cho thấy tấm lòng “lá lành đùm lá rách” của người dân đất Kẻ Chợ.

Đến đời vua Tự Đức, ăn mày dồn về Hà Nội nhiều hơn. Ngoài nguyên nhân mất mùa, còn có nguyên nhân nữa là xã hội giai đoạn này phân hóa ngày càng sâu sắc, dân chúng ở quê đói kém, nợ nần buộc phải bán tư điền cho chức sắc trong làng. Không còn đất canh tác, không có nghề thủ công, họ chỉ còn cách đi ăn mày. Phillip Papine, tác giả của cuốn “Lịch sử Hà Nội” đã viết: “Không còn đất, một bộ phận nông dân trở thành kẻ làm thuê và lang thang ra thành phố xin ăn”.

Chiếm được Nam kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch đánh chiếm Bắc kỳ. Năm 1873, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, chiếm được thành rồi lại phải rút, nhưng họ cũng buộc vua Tự Đức phải ký hiệp ước cấp đất cho Pháp mở lãnh sự ở khu Đồn Thủy (nay là khu vực phố Phạm Ngũ Lão). Lại thêm quân Cờ đen quấy phá nên nông dân một số tỉnh bỏ ruộng, buôn bán cũng bị đình trệ làm kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

Trong thư gửi cho Chính phủ Pháp ngày 30-4-1876, Kergaradec, Lãnh sự của khu nhượng địa Đồn Thủy viết: “Cứ 5 ngày một lần, ăn mày ở thành phố và các vùng lân cận, một đội quân thực sự chen nhau ở Trường Thi (nay là Thư viện Quốc gia). Người ta cho từng người vào một và nhận được nửa cân gạo. Sau đó, cả 9 cửa cùng mở để mọi người đi ra. Tuy nhiên, chút gạo bố thí nhỏ nhoi đó vừa đủ một ngày nhưng người ta cũng chỉ phát cho người già, trẻ em, phụ nữ và người tàn tật. Những người đàn ông có vẻ kiếm sống được đều bị đám lính xua đuổi rất kiên quyết. Nhưng lần phát chẩn cuối cùng vẫn còn 22.000 người tới nhận”.

Năm 1882, thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, sau đó tiến hành bình định các tỉnh trung du và miền núi Bắc kỳ, trấn áp phong trào Cần vương. Chiến trận diễn ra ở nhiều tỉnh làm dân hoảng loạn bỏ quê ra Hà Nội. Trong hồi ký “Ở Bắc kỳ – Ghi chép và kỷ niệm” (Au Tonkin – Notes et souvenirs, xuất bản 1925), Bonnal (Công sứ Hà Nội 1883-1885) viết: “Hà Nội bị xâm chiếm bởi hàng nghìn người từ các tỉnh lân cận đổ về. Những toán đàn bà, trẻ con rách rưới bám theo binh lính của chúng ta khi đi dạo trong những phố buôn bán, nơi rất khó vạch ra lối đi ngay khi vung gậy xua đuổi. Quang cảnh của những sự khốn cùng ấy mới chỉ là đáng buồn nhưng khi gặp phải một toán quân hủi đến cản đường trong phố thì một người Âu kém tế nhị nhất cũng phải tháo chạy càng nhanh càng tốt.

Người ta nhìn thấy họ nằm lăn ra trên những manh chiếu rách, chân tay vặn vẹo những tư thế kỳ cục, không còn giọng nói để cất lên lời xin bố thí”.
Đầu thế kỷ XX, ăn mày ngồi la liệt, bày biện đủ thứ hình ảnh đau khổ kêu khóc có bài ở Ô Cầu Dền vì Sở Cẩm không cho ăn mày vào nội thành. Tuy nhiên cũng có người trốn vào nhưng lại bị cảnh sát bắt đem ra cửa ô hay xua đi. Hà Nội phát triển về phía tây và phía nam, chính quyền không ngăn nổi ăn mày.

Những năm 1920 đã xuất hiện “Ngõ ăn mày” ở gần Ô Chợ Dừa (nay là ngõ Đoàn Kết phố Khâm Thiên). Họ dựng lều sơ sài bên những vùng lầy lội và hồ ao đầy cỏ dại, ban ngày kéo nhau đi ăn xin, tối về ngủ. Năm 1945, lũ lụt, mất mùa, chiến tranh, quân Nhật bắt phá lúa trồng đay đã khiến dân chết đầy đường Hà Nội. Các hội thiện cùng chính quyền phải đi thu gom xác chết mang chôn ở nghĩa trang Hợp Thiện (nay là khu vực Nhà máy sợi Hà Nội ở phố Minh Khai).

Nguồn: THEO DÒNG SỬ VIỆT

Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới nhỉ???👇👇👇👇👇👇Với diện tích chưa đến 1km2, Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới và có nhiề...
18/08/2021

Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới nhỉ???
👇👇👇👇👇👇
Với diện tích chưa đến 1km2, Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới và có nhiều thú vị ít du khách biết.

Thành Vatican là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, nằm ngay trong lòng thủ đô Rome của Italy. Diện tích của nơi này chỉ vào khoảng 0,44 km2. Quốc gia này đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và hiện nay theo chế độ chính trị quân chủ do Giáo hoàng đứng đầu. Sau đây là những sự thật thú vị ít người biết về nơi này.
Nằm trên một nghĩa trang

Vương cung thánh đường Thánh Peter thực chất nằm ngay trên một nghĩa trang. Nghĩa địa Vatican Necropolis tồn tại từ thời kỳ ngoại giáo, rất lâu trước khi thánh đường được xây dựng. Năm 64 sau CN, một trận hỏa hoạn kinh hoàng san bằng thành Rome. Hoàng đế Nero đổ tội cho những người theo Cơ đốc giáo và gán cho họ tội chết. Họ bị thú dữ hành hình và đóng đinh trên giá tại đồi Vatican. Trong số những người bị hành hình có Thánh Peter.

Cho đến khi hoàng đế Constantine cai trị và công nhận Cơ đốc giáo tại Rome, nhà thờ Vatican mới được xây dựng trên chính nơi người ta cho rằng Thánh Peter đã yên nghỉ. Do đó, địa điểm của Vương cung thánh đường hiện nằm trên hầm mộ của ngài, cũng như nghĩa trang của những người Cơ đốc giáo bị hành hình thời xưa.

Các giáo hoàng không rời khỏi Vatican trong gần 60 năm

Trong lịch sử đã xảy ra nhiều tranh chấp quyền lực giữa chính quyền Italy và Vatican. Vatican được thống nhất vào năm 1870 nhưng trước thời điểm đó, các giáo hoàng đã cai trị một nhóm các bang có chủ quyền ở miền Trung Italy. Khi đó, Vatican cũng là một bang có tên gọi Papal States, nghĩa là bang của Giáo hoàng.

Điều này đã gây ra căng thẳng giữa chính phủ Italy và các giáo hoàng khi họ muốn duy trì quyền kiểm soát tất cả các vùng đất xung quanh bang của Giáo hoàng. Hậu quả là một cuộc chiến tranh lạnh đã xảy ra. Trong 60 năm liền, các giáo hoàng không rời khỏi Vatican để từ chối thừa nhận Vương quốc Italy.
Lối đi bí mật

Tại Vatican có một lối đi bí mật là đường thoát hiểm cho các giáo hoàng. Lối đi được gọi là Passetto di Borgo, kết nối Vatican với Castel Sant'Angelo (Lâu đài Thiên Thần) dọc theo sông Tiber. Đường đi bí mật này cứu mạng Giáo hoàng Clement VII vào năm 1597, trong khi nhiều người trong lực lượng bảo vệ Giáo hoàng đã hy sinh tính mạng.

Không phải lúc nào giáo hoàng cũng sống tại Vatican

Các giáo hoàng không sống tại Vatican cho đến thế kỷ 14. Trước đó, họ sống tại cung điện Lateran thuộc thành Rome. Năm 1309, các giáo hoàng rời thành Rome khi giáo hoàng Clement V lập tòa tại Avignon, Pháp. Khi họ quay trở lại Italy vào năm 1377, cung điện Lateran đã cháy rụi nên Vatican trở thành nơi ở của các giáo hoàng như ngày nay.

Lụm từ "The Travel"

Chuyện ít biết về vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ Tây.......................Lê Thần Tông là vị vua có nhiều "cái nhất", ...
17/08/2021

Chuyện ít biết về vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ Tây.......................
Lê Thần Tông là vị vua có nhiều "cái nhất", mộ trong số đó phải kể đến việc ông phá vỡ mọi tiền lệ để lấy vợ Tây.
Lê Thần Tông (tên húy là Lê Duy Kỳ), là vị hoàng đế thứ 6 của nhà Lê Trung hưng và thứ 17 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của chúa Trịnh Tùng. Như vậy ông là cháu nội của Lê Thế Tông và cháu ngoại của Trịnh Tùng. Ông được sử sách mô tả là người có mũi cao, mặt rồng.

Lê Thần Tông sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến tranh với nhà Mạc cơ bản chấm dứt. Nhưng đồng thời nhà Lê đã mất thực quyền về tay họ Trịnh. Điều đó khiến vua Kính Tông bất bình, liên kết với người con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân (cậu của Duy Kỳ, muốn tranh ngôi con trưởng của Trịnh Tráng) định lật đổ Trịnh Tùng. Việc không thành, tháng 5/1619, ông ngoại Trịnh Tùng buộc vua cha Kính Tông thắt cổ chết, rồi lập Lê Duy Kỳ, khi mới 12 tuổi, lên làm vua mới, tức là Lê Thần Tông.
Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai là Lê Duy Hựu (hiệu Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Song ở ngôi chỉ được 7 năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ lại trở lại làm vua.

Đến năm 1662, Lê Thần Tông qua đời, táng tại Ngọc Long (xã Quần Lai, huyện Dương Lôi - nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Con trai Lê Duy Vũ (hiệu Huyền Tông) lên ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị là Lê Duy Lợi (hiệu Gia Tông) nhưng ông này chỉ ngồi ngôi báu được 4 năm. Tiếp đó, con trai út là Lê Duy Hợp (Hy Tông) nối ngôi.

Có thể nói, Lê Thần Tông là vị vua không được nhắc nhiều trong lịch sử với các chiến công hiển hách hay đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Nhưng khi nhắc về ông, người đời thường nhớ đến đời tư đặc biệt của vị vua này khi ông là người đầu tiên lấy vợ Tây. Không những vậy, ông còn vị vua duy nhất lên ngôi tới 2 lần và ông cũng là cha của 4 vị vua khác của nhà Lê.
Ngoài bà vợ đầu là Trịnh Thị Ngọc Trúc, ông còn 5 phi tần khác, điều lạ là mỗi bà thuộc một dân tộc: Vợ thứ 2 là người Thái, vợ thứ 3 là người Mường, vợ thứ 4 là người Hán, vợ thứ 5 là người Lào và người vợ thứ 6 là người Hà Lan.

Năm 1630, Lê Thần Tông bị ép cưới Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái Vương (Trịnh Tráng). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi: "Năm Canh Ngọ 1630, vua lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm Hoàng Hậu. Trước, Ngọc Trúc đã lấy bác họ vua là Cường quận công Lê Trụ, sinh được bốn con. Triều thần can ngăn nhưng vua nói: 'Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy'."

Có thể thấy, các cuộc hôn nhân của Lê Thần Tông, từ phong hậu cho tới việc cưới các phi tần chủ yếu vì mục đích chính trị, xây dựng giao thương quốc tế. Chính vì vậy, ông đã cưới người vợ mang quốc tịch Hà Lan, con gái Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan, tên Orona.
Hai người gặp nhau vào năm 1630 tại Thăng Long. Sau đó, bà Orona đã quyết định ở lại Việt Nam để làm vương phi sau khi nghe lời khuyên từ cha. Sau cuộc hôn nhân này, Lê Thần Tông được ghi danh vào sử sách là vị vua Việt đầu tiên lấy vợ châu Âu.

Theo một số tài liệu, các bà vợ của vua Lê Thần Tông sống rất hòa thuận. Tương truyền, 6 phong tượng nhập thần của 6 người vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn (Thanh Hóa) là do 6 bà chung lòng chung sức bỏ công đức ra làm, với nguyện ước mãi bên nhau.
Trong đó, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên đài sen còn các bà khác đội vương miện trong tư thế thiền tọa. Mỗi pho tượng thể hiện một nét dung nhan khác nhau. Thế nhưng đều thấy rõ trang phục của mỗi bà là trang phục dân tộc của từng dân tộc, quốc gia.

Vào năm 1959, pho tượng vợ vua Lê Thần Tông được rước về đề nhà Lê - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Nhà nước, cách chùa Mật Sơn hơn cây số. Riêng tượng bà Ngọc Trúc được đưa về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
👇👇👇👇👇
https://songdep.com.vn/350-chuyen-it-biet-ve-vi-vua-viet-nam-dau-tien-lay-vo-tay-d3471.html

Ân phi Hồ Thị Chỉ: Tiểu thư "cành vàng lá ngọc" yêu vua đời trước, ngậm ngùi cưới vua đời sau........................Bà ...
17/08/2021

Ân phi Hồ Thị Chỉ: Tiểu thư "cành vàng lá ngọc" yêu vua đời trước, ngậm ngùi cưới vua đời sau........................
Bà Hồ Thị Chỉ chính là tiểu thư "cành vàng lá ngọc" tài sắc vẹn toàn đem lòng yêu vua Duy Tân nhưng rút cục phải ngậm ngùi lấy vua Khải Định. Cuối đời chịu nhiều buồn khổ.
Theo Wiki, Hồ Thị Chỉ (1902 - 1982) là Nhất giai Ân phi của hoàng đế Khải Định thuộc triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Khi Hoàng quý phi Trương Như Thị Tịnh bỏ đi tu, bà có vai trò lớn nhất trong hậu cung của Khải Định.

Theo tộc phả của dòng họ Hồ Đắc ở làng An Truyền (làng Chuồn) nay là xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế: Bà Hồ Thị Chỉ là con gái Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Ngọc Lương; cháu nội của Hầu tước Hồ Đắc Tuấn và Quận chúa Công nữ Thức Huấn, con gái của Tùng Thiện vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm – Hoàng tử thứ 10 của vua Minh Mạng. Các anh em trai của bà là Hồ Đắc Khải, Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di, Hồ Đắc Ân, Hồ Đắc Lân và Hồ Đắc Thứ. Các chị em gái là Hồ Thị Hạnh, Hồ Thị Huyên và Hồ Thị Phương.

Sử sách ghi chép, mẹ bà Hồ Thị Chỉ được miêu tả là người quốc sắc thiên hương, thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp lẫn Hán Văn và Việt Ngữ cho nên nhan sắc của bà Hồ Thị Chỉ cũng không phải dạng bình thường.
Song hồng nhan bạc mệnh, cuộc đời bà Hồ Thị Chỉ phải chịu nhiều day dứt về chuyện tình cảm. Bởi lẽ, bà đem lòng yêu vua đời trước nhưng lại phải cưới vua đời sau. Cũng vì lý do này mà cuộc đời bà Hồ Thị Chỉ trở thành chuỗi những bi kịch nối tiếp khiến người đời phải thổn thức khôn nguôi.

Bà Hồ Thị Chỉ gặp vua Duy Tân năm 12 tuổi còn đức vua mới 14 tuổi và đã lên ngôi được 6 năm. Trong khoảng thời gian này, 4 anh chị em bà Hồ Thị Chỉ có được vinh hạnh cùng vua cha là Thượng thư Hồ Đắc Trung tháp tùng vua ra bờ biển nghỉ ngơi.

Ngay lần gặp đầu tiên, nhờ nét xuân thì xinh xắn yểu điệu mà bà đã lọt vào mắt xanh của vị vua trẻ. Suốt 1 năm ròng, những ánh mắt tình tứ đã được trao qua trao lại giữa 2 người. Nhưng đến mùa hè năm sau, vì đã lớn nên bà Hồ Thị Chỉ không được cùng vua ra biển chơi nữa, điều này đã gây ra sự hụt hẫng cho đức vua và cả cô gái trẻ.
Vì mối tình này cho nên khi vua Duy Tân được Hoàng Thái Hậu cho phép nạp phi, ông đã chọn tiểu thư họ Hồ. Em gái của bà Hồ Thị Chỉ kể lại rằng, gia đình đã mang ảnh của bà Chỉ vào cung cho Thái hậu xem mặt và nhận được lễ vật ăn hỏi của hoàng cung. Những tưởng sẽ có một đám cưới long trọng được diễn ra và bà Chỉ sẽ sống cùng người mình yêu.

Thế nhưng một biến cố đã xảy ra, trong lễ nạp phi năm ấy, người ngồi trên kiệu hoa không phải bà Chỉ mà là bà Mai Thị Vàng - con gái của thầy dạy chữ Hán cho vua Duy Tân.

Không ai hiểu vì sao chuyện đó lại xảy ra. Phía gia đình bà Chỉ chỉ biết buồn chán, thất vọng trước cuộc hôn nhân "chết yểu" này.

Cho đến tận khi vua Duy Tân bị bắt, xuống ngôi mọi chuyện mới được sáng tỏ. Thì ra, đức vua thay đổi ý định kết hôn với bà Hồ Thị Chỉ là vì đã nhận lời tham dự cuộc khởi nghĩa vũ trang do Quang Phục hội lãnh đạo, nên không muốn người yêu và gia đình đông con của nàng bị liên lụy. Tiểu thư Hồ Thị Chỉ càng thêm cảm phục quý mến tình cảm của Duy Tân và nguyện một đời sống chết vì vua.

Lại nói về vua Khải Định - ông vua có nhiều tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam với lối sống kim cổ lẫn lộn và có đến 12 người vợ. Theo sử sách, năm 1917, vua Khải Định đến dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Khi ấy có 1 cô gái xinh xắn, dịu dàng, cẩn trọng dâng lên vua một chiếc kéo mới tinh đặt trên cái khay phủ gấm điều đã để lại Khải Định ấn tượng khó phai. Người con gái đó là bà Hồ Thị Chỉ.
Khải Định sau đó đã gặp Thượng thư Hồ Đắc Trung ngỏ ý muốn kết duyên với Hồ Thị Chỉ, với lý do ông cần một người vợ nói tốt tiếng Pháp “để làm các việc cơ mật”. Khải Định cũng hứa sẽ phong bà Chỉ làm Hoàng Phi (vợ chính). Ông cũng tâm sự đã có một con trai bốn tuổi với một cung nữ (là bà Hoàng Thị Cúc - Đức Từ Cung sau này) và cậu bé này sẽ là con của bà Hoàng Phi.

Vì muốn trọn tình với vua Duy Tân nên khi nghe tin này, bà Hồ Thị Chỉ một mực từ chối. Bà nguyện ở vậy cho đến hết đời, không muốn nhận lời ai nữa. Thế nhưng khước từ ý vua sẽ phạm tội phạm thượng, khác nào phản nghịch. Và hậu quả vô cùng khốc liệt.

Nghe theo lời khuyên giải, hy sinh tình cảm riêng tư vì sự sống còn của gia đình, Hồ Thị Chỉ đã cắn răng chấp nhận.

Ngày 3/12/1917 lễ nạp phi đã diễn ra long trọng và Hồ Thị Chỉ được phong làm Nhất giai Ân Phi - tước hiệu cao quý nhất trong hàng “cửu giai” do triều Nguyễn quy định cho các phi tần.

Vậy là bà Hồ Thị Chỉ lấy chồng khi mới 15 tuổi và hoàn toàn được Khải Định sủng ái với chức danh Ân phi. Bà thường xuyên xuất hiện với tư cách Hoàng hậu trong các bữa tiệc sang trọng của nhà vua. Lấy chồng rồng, Ân phi càng đẹp mặn mà, thông minh hơn. Song tâm trí của bà dường như khó quên được chuyện cũ.

Ân phi và Khải Định không có giọt máu chung để nối dõi. Đến năm 1925, Khải Định mất, sóng gió lại ập đến với Hồ Thị Chỉ.
Sau khi Khải Định băng hà, Đông cung Vĩnh Thụy đăng cơ với niên hiệu Bảo Đại, phong mẹ ruột là bà Hoàng Thị Cúc làm Đoan Huy Hoàng Thái hậu, tức bà Từ Cung có quyền thế bậc nhất trong nội cung. Còn Ân phi Hồ Thị Chỉ do không có con nên không được sống trong nội cung mà phải về sống ở Cung An Định rồi chuyển về ngôi biệt thự 145 (79D cũ) nằm trên đường Phan Đình Phùng.

Đi qua những tháng ngày ngang trái, bà Hồ Thị Chỉ mắc chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần. Có giai đoạn anh trai Hồ Đắc Ân đã đưa bà vào Sài Gòn để điều trị. Lúc tỉnh bà viết 1 bức thư bằng tiếng Pháp gửi lên Liên hiệp quốc đòi độc lập cho Việt Nam, chống ngoại xâm.

Cũng có lần khác em gái là Hồ Thị Hạnh đưa bà lên chùa Khải Ân để nương nhờ chốn thiền môn. Bà sống lay lắt, đơn độc như một cái bóng. Ngày ngày bà mang một rổ bánh nậm, lọc ra bán ở chợ An Cựu. Mặc dù được người thân hết lòng cưu mang giúp đỡ nhưng bệnh tình bà ngày càng tệ đi.

Cuộc sống của bà cứ lầm lũi trôi qua đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 2 người anh là Hồ Đắc Điềm và Hồ Đắc Di từ Hà Nội vào Huế mới gặp lại em gái sau bao năm ly biệt. Từ đó tình trạng của bà tốt hơn, minh mẫn hơn, không đi lang bạt nữa.

Đến năm 1985, vì căn bệnh tiêu chảy cấp, Ân phi rực rỡ ngày nào qua đời ở tuổi 83. Bà được an táng bên cạnh mộ của cha mẹ để được đoàn tụ với gia đình.
Nguồn Comment.

TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG HOA, PHẠM NHÂN BỊ XỬ TỘI LƯU ĐÀY, TẠI SAO KHÔNG AI THỪA CƠ BỎ TRỐN?🤓🤓🤓🤓......................
15/08/2021

TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG HOA, PHẠM NHÂN BỊ XỬ TỘI LƯU ĐÀY, TẠI SAO KHÔNG AI THỪA CƠ BỎ TRỐN?🤓🤓🤓🤓................................
Thực ra, các đời Hoàng đế và quan lại Trung Hoa xưa đều đã có tính toán rất kỹ, khiến phạm nhân không dám manh động.
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa, ngoài các hình thức xử phạt với các phạm nhân như bỏ tù, xử tử, thả trôi sông… còn có một hình thức xử phạt tương đối phổ biến, đó là cho đi lưu đày.

Không biết liệu có bạn đọc nào thắc mắc, tại sao những phạm nhân bị xử lưu đày lại không bỏ trốn, như thế chẳng phải là tốt hơn bị đói chết nơi rừng núi hay những nơi xa xôi hẻo lánh hay sao?

Vốn dĩ ban đầu, người viết cũng từng nghĩ như thế, cho đến khi đọc được cuốn sách viết về các hình phạt thời cổ đại, người viết mới nhận ra rằng, điều mà mình nghĩ đến thì các Hoàng đế cùng quan lại xưa kia cũng đã sớm nghĩ đến rồi.

Trước thời Tống, các phạm nhân thường bị lưu đày đến vùng biên cương, nhưng bởi vì các phạm nhân vùng Tây Bắc thường xuyên bỏ chạy sang nước khác, cho nên về sau triều đình không lưu đày phạm nhân đến Tây Bắc nữa, mà đày về khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam ngày nay. Bị đày đến đây, xung quanh đều là biển, phạm nhân chạy đi đường nào?

Khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam trước đây không thể sánh với hiện tại, không chỉ là biển mà xung quanh đều là rừng sâu hoang sơ, nếu phạm nhân muốn chạy vào trong rừng, thì chính là tự tìm đường chết. Cho dù có là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn thì ở nơi rừng sâu hoang dã này đi chăng nữa, cũng sẽ gục ngã mà thôi.

Bạn không tin? Hãy cầm vài chiếc bánh bao rồi lên đường, xem liệu bạn có thể đi bộ từ Quảng Châu đến Côn Minh hay không nhé?

Hơn nữa, thời cổ đại cũng chưa có thùng rác, không có nơi nào có thể kiếm được đồ ăn thừa. Tiết kiệm chính là truyền thống của người Trung Quốc, cứ coi như đó là một người có kỹ năng sinh tồn siêu đỉnh đi nữa, cũng sẽ chẳng dễ dàng gì khi băng qua rừng rậm hoang dã.

Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Phạm nhân bị lưu đày thời nhà Tống đều bị xăm ấn lên trên mặt, lấy Lâm Sung là ví dụ, khi bị tố cáo, bị bắt lại thì tội càng thêm nặng.

Lấy ví dụ về một loại hình phạt thời nhà Đường.

Với những phạm nhân bỏ trốn trên đường lưu đày, trốn một ngày đánh 40 roi, trốn ba ngày tội sẽ nặng thêm một bậc, chạy trốn 19 ngày thì đánh 100 gậy.

Dùng gậy đánh hoàn toàn khác so với đánh bằng roi, 100 gậy này hoàn toàn có thể đánh chết người. Nếu không chết, thì dù có trốn thoát được 59 ngày thì vẫn còn con đường lưu đày dài 3000 dặm (tức là 1.500.000m) đang đợi phạm nhân đó ở phía trước.

Đến thời nhà Thanh, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam bắt đầu phát triển, địa điểm lưu đày phạm nhân đổi thành tháp Ninh Cổ ở phía Bắc, được mệnh danh là "mảnh đất địa ngục" nhà Thanh.

Muốn trốn cũng đừng hòng bởi vì muốn trốn được, phạm nhân phải giải quyết 6 vấn đề sau:

1, Phạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gông, cái gông này nặng đến mấy cân, nếu chỉ có một người thì không thể nào mở nổi nó.

2, Đường lưu đày vô cùng hoang vắng, mấy chục dặm đường chẳng thấy bóng người, chuyện ăn uống chỉ có thể nhờ cậy vào lương khô của bọn quan binh, nếu chạy mà không biết đường thì cũng chẳng có nổi cơm mà ăn.

3, Thời cổ đại cũng có thẻ thông hành, nếu muốn qua cổng thành thì phải có giấy thông hành, nếu muốn đi vòng thì cũng mất ít nhất nửa tháng.

4, Phạm nhân không biết nói tiếng địa phương ở nơi đi đày, cũng không nghe hiểu, hỏi đường như thế nào?

5, Nếu như cả nhà đều bị lưu đày, một mình chạy trốn vậy người nhà sẽ ra sao?

6, Bản thân bị lưu đày, nếu chạy trốn thì người thân ở quê sẽ bị liên lụy.

Cho dù trong nhà chỉ có một mình, có trốn thoát được đi chăng nữa, nhưng cũng chẳng có cách nào về quê cũ thậm chí là chẳng thể về lại đất nước, chỉ có thể phiêu bạt nơi thâm sơn cùng cốc hoặc đến tá túc các bộ lạc ngoại quốc, chỉ như vậy mới có hy vọng sống sót.

Mà nếu như vậy thì nào có khác đi đày đâu cơ chứ? Chẳng thà chấp nhận hình phạt, đợi ngày triều đình ân xá hoặc người nhà "chạy án" mà thoát tội còn tốt hơn.
Nguồn: Like dạo😅😅😅

Có Ai biết nấu nồi cháo này không nhỉ
13/08/2021

Có Ai biết nấu nồi cháo này không nhỉ

Chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ đâu nhỉ.🧐🧐🧐🧐🧐👇👇👇👇Vai trò của chữ Hán để ghi chép tiếng Việt chủ yếu là ghi lại các y...
13/08/2021

Chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ đâu nhỉ.🧐🧐🧐🧐🧐
👇👇👇👇
Vai trò của chữ Hán để ghi chép tiếng Việt chủ yếu là ghi lại các yếu tố Hán-Việt có trong văn bản Nôm, ngoài ra, chữ Hán cũng là thành tố quan trọng để tạo ra chữ Nôm.

Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.

Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm . Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành, và trên các trống đồng Đông Sơn có thời kỳ 700 TCN - 100 SCN thì hiện diện "các chữ của người Việt cổ" chưa được minh giải, và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.

Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện chính trong việc ghi chép và trước tác. Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 thì bị thay thế bởi chữ Quốc ngữ. Nền khoa bảng Việt Nam dùng chữ Hán chấm dứt ở kỳ thi cuối cùng năm 1919
Hình "Trích Chinh Phụ Ngâm"
Nguồn lụm được.

Truyền thuyết núi Thị Vải và núi Ông Trịnh....................Địa danh Thị Vải gắn liền với dòng sông Thị Vải, dài 76km,...
12/08/2021

Truyền thuyết núi Thị Vải và núi Ông Trịnh....................
Địa danh Thị Vải gắn liền với dòng sông Thị Vải, dài 76km, với lưu vực rộng lớn, trong đó có cụm cảng Cái Mép-Thị Vải hiện đại. Địa danh Ông Trịnh ngoài tên núi còn có miếu Ông Trịnh, chợ Ông Trịnh, bến Ông Trịnh, ấp Ông Trịnh… thuộc phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ.
Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức chép về núi Thị Vải (tên khác là núi Bà Vải, Nữ Tăng) như sau: “Tục danh núi Bà Vải ở địa phận Long Thành-tỉnh Biên Hòa (nay thuộc TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Xưa có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, nhưng bị lỡ thì, sau khi cha mẹ mất rồi mới có chồng. Nhưng không lâu sau, người chồng lại chết, bà thề không tái giá. Kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu bà. Bà bèn lập cái am trên đỉnh núi rồi cạo đầu tự làm thầy Cả, cùng đồng bộc giữ lòng tu trì, sau được thành chính quả, nên người ta lấy tên bà đặt làm tên núi”.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép rằng: “Núi Nữ Tăng tục gọi là núi Bà Vãi (tức Thị Vải) cách huyện Long Thành 42 dặm (đơn vị đo lường Trung Hoa cổ, 1 dặm bằng khoảng 500m) về phía Đông Nam, đất đá lởm chởm, cây cối to cao, đứng ở tỉnh Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) mà trông thấy như hạt ngọc thô đẹp, mối lợi của núi dồi dào, dân nhờ để sống. Ngày trước có Bà Vải, tục danh là Lệ Thị dựng am trên núi để ở”.

Ở các phường Tân Phước, Mỹ Xuân… nhiều cụ cao niên còn nhớ và kể lại cho con cháu câu chuyện nguồn gốc núi Ông Trịnh như sau: Ngày xưa có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một cô con gái tên là Thị Vải. Thị Vải tuy không đẹp nhưng nhan sắc mặn mà, dễ coi. Là con gái nhưng Thị Vải lại học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai. Khi phú ông đã già, Thị Vải cũng đến tuổi phải lấy chồng. Phú ông đem việc chồng con, việc thừa tự nói với con gái. Thị Vải trả lời: Nếu chàng trai nào đánh bại được con thì con xin làm vợ người ấy.

Vì cưng con nên phú ông cũng chiều theo và cho lập võ đài để tỉ thí nhưng không có chàng trai nào thắng được nàng. Cuối cùng, phú ông không nhắc đến việc chồng con của Thị Vải nữa. Một thời gian sau, phú ông bệnh rồi mất, Thị Vải thay cha quản lý ruộng đất, coi sóc việc nhà. Trong số người ở có anh lực điền tên Trịnh, giỏi giang, siêng năng, rất được chủ tin dùng, những công việc quan trọng đều giao cho anh. Một hôm, Thị Vải cùng Trịnh đi coi ruộng tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một dòng suối nhỏ chắn ngang, bình thường đi lại không khó khăn lắm, nhưng do chiều hôm trước mưa quá to nên nước dâng tràn lên bờ suối, chảy xiết. Lội qua thì không được, đi vòng lên phía thượng nguồn thì mất thời gian. Cuối cùng, Thị Vải bảo: “Hay là anh cõng tôi lội qua vậy”. Trịnh còn đang do dự thì Thị Vải nói: “Tôi còn không ngại mà anh lo nỗi gì, ta đi thôi kẻo trưa rồi”
Vậy là Trịnh kề vai cõng Thị Vải lội qua suối. Không biết có phải vì anh mất bình tĩnh hay vì nước chảy xiết mà vấp phải đá dưới chân, ngã sấp xuống nước. Thị Vải bị nước cuốn mạnh, suýt va đầu vào tảng đá. Thấy chủ nguy ngập, Trịnh không còn e dè gì nữa, nhào tới ôm lấy Thị Vải bế sang bờ bên kia. Qua bờ, 2 người mặt đỏ bừng không nói với nhau lời nào, rồi tiếp tục lên đường. 3 ngày sau khi về nhà, Trịnh bỏ đi mất. Thị Vải cho người đi tìm cũng không thấy. Sau cùng, đích thân nàng đi tìm, rồi cũng không thấy trở về. Ít lâu sau, người ta tìm thấy xác Trịnh trên một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. Có người biết chuyện cho rằng vì 2 người có tình ý với nhau nhưng do không “môn đăng hộ đối” nên đành phải hẹn nhau nơi suối vàng. Từ đó, người dân trong vùng gọi núi này là núi Ông Trịnh, núi kia là núi Thị Vải.

Hiện nay, trên đỉnh núi Thị Vải, ngôi chùa Linh Sơn Bửu Thiền mới được trùng tu tôn tạo khang trang trên nền cũ của am nhỏ, trở thành điểm đến của nhiều khách hành hương và những bạn trẻ thích khám phá những điểm đến mới.

Từ đỉnh núi Thị Vải, du khách có thể thu vào tầm mắt cả một vùng trời đất bao la. Phía Tây TX. Phú Mỹ là những công trình kiến trúc bề thế: Trung tâm Hành chính thị xã, Trung tâm Văn hóa - Thể thao; xa hơn là khu công nghiệp trải dài từ dọc Quốc lộ 51 với các nhà máy, cụm cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải…
Theo Nguyễn Duyên Tâm

Núi Bà Đen – Tây Ninh và sự tích ly kỳ về người con gái báo mộng, hiển linh.......................Từ bao đời nay, người ...
12/08/2021

Núi Bà Đen – Tây Ninh và sự tích ly kỳ về người con gái báo mộng, hiển linh.......................
Từ bao đời nay, người dân xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh vẫn truyền tai nhau về sự tích kỳ bí nhuốm màu sắc huyền thoại xung quanh ngọn núi Bà Đen về người con gái c.h.ế.t oan, 3 lần quay về báo mộng, hiển linh.

Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích lịch sử Núi Bà Đen, được đông đảo mọi người biết đến là một trong những địa danh có phong cảnh hữu tình cùng nhiều huyền thoại ly kỳ. Núi nằm tại xã Thạnh Tân, cách trung tâm TP. Tây Ninh khoảng 11km.
Núi Bà Đen có một sức hấp dẫn con người kỳ lạ đến như thế, không chỉ bởi đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, với nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn bởi nhiều huyền thoại kỳ bí, được người dân lưu truyền bao đời nay, từ chuyện rắn thần hiển linh, cậu Bảy – thần núi cho đến câu chuyện về người con gái c.h.ế.t oan, quay về báo mộng hiển linh, cứu nhân độ thế và đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho chúng sinh.
Câu chuyện huyền thoại luôn lôi cuốn du khách khi đến với địa danh tâm linh này, đó chính là sự tích về Bà Đen – nàng Lý Thị Thiên Hương con gái của ông Lý Thiện – quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – một người phụ nữ gốc Bình Định.
Truyền thuyết kể rằng, nàng vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương, văn hay võ giỏi và là con của một nhà gia giáo, nên được rất nhiều người để ý. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi và cũng tỏ lòng cảm mến nàng.
Trong một lần nọ Thiên Hương lên núi cúng chùa liền bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt đã xông gia đánh đuổi và cứu được nàng.

Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau, chành trai Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân ra trận, đánh đuổi Tây Sơn. Nàng hứa sẽ ở nhà, giữ trọn danh tiết chờ chồng.
Khi Lê Sĩ Triệt tòng quân, ở nhà trong một lần lên núi lạy phật và thăm dưỡng nhà sư Trí Tân, thì lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết.

Trong lần báo mộng thứ nhất: nàng hiện về gặp nhà sư Trí Tân, trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa và kể lại hết sự tình.

Sau khi nghe hết câu chuyện, nhà sư bèn tỉnh dậy và cho người đi tìm thi thể nàng, đem về mai táng. Vì vậy nhà sư gọi nàng là nàng Đen và người đời sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Lần báo mộng thứ hai, là khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ chúa đến lính đều đói lả. Nghe nhân dân nơi đây, đồn về sự linh thiêng của bà Đen, trong cơn tuyệt vọng, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin phò trợ. Đêm đó, bà Đen xuất hiện trong mộng, chỉ đường thoát thân và khuyên chúa Nguyễn Ánh nên qua Xiêm tá binh để chờ thời cơ khôi phục cơ đồ, thống nhất giang sơn.
Lần nhập xác hiển linh khi gặp gỡ Thượng Quốc công – Lê Văn Duyệt. Chuyện chẳng là vị quan này có nghe đến sự linh thiêng của bà Đen nên đã quyết tâm tìm hiểu và hứa rằng, sẽ dâng sớ vua và phong chức cho cô nàng họ Lý này nếu cô hiển linh.
Vào một ngày nọ nàng Lý Thị Thiên Hương quả thực đã nhập vào xác của một cô gái để trò chuyện với Quốc công về tương lai của vị quan tài giỏi này và nỗi oan khuất của mình, chưa được gặp lại và chung sống với chồng, đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế.
Ngay sau đó, Quốc công Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, tạc tượng để thờ và ngụ ở núi Một, nay đổi tên thành núi Bà Đen.
Và sự tích 3 lần báo mộng hiển linh của nàng Lý Thị Thiên Hương được lan truyền khắp mọi nơi, cùng với tín ngưỡng tâm linh của người Việt – thường những người c.h.ế.t oan, họ rất linh thiêng nên tiếng lành đồn xa, dân chúng ở khắp các nơi đã về với Tây Ninh để vừa vãn cảnh, vừa cúng bái, cầu tài lộc và bày tỏ lòng tôn kính với vị thánh bà này.

Có thể khẳng định rằng, núi Bà Đen là một trong những không gian văn hóa tín ngưỡng đặc biệt quan trọng của Tây Ninh nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Nguồn sưu tầm

Address

Thị Xã Phú Mỹ
Vung Tau
75707

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Lịch sử quanh ta posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Lịch sử quanh ta:

Share