VTC2.vn

VTC2.vn TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

36pho.com: Sau khi đã phân khúc thị trường, bạn cần nắm bắt nhu cầu khách hàng sâu sắc hơn nữa để thiết kế sản phẩm/dịch...
25/05/2024

36pho.com: Sau khi đã phân khúc thị trường, bạn cần nắm bắt nhu cầu khách hàng sâu sắc hơn nữa để thiết kế sản phẩm/dịch vụ phù hợp.

Khách hàng của bạn cần gì

Nếu bạn có thể khiến khách hàng cần đến sản phẩm/dịch vụ của bạn thì bạn không cần nhọc công đi bán. Những Brand hàng đầu không chạy theo khách hàng, họ làm khách hàng chạy theo họ. Bạn cần tìm đối tượng khách hàng nào cần đến sở trường của bạn nhất.

Nhu cầu về chức năng

Brand bạn có thể đáp ứng 1 hay một vài trong số 9 loại nhu cầu chức năng sau: (1) Làm việc tốt hơn, (2) Khiến cuộc sống bạn dễ dàng hơn, (3) Giúp bạn thông minh hơn, (4) Nâng cao sức khỏe của bạn, (5) Giúp bạn tiết kiệm tiền, (6) Giúp đỡ người thân của bạn, (7) Thỏa mãn giác quan, (8) Kết nối với cộng đồng, (9) Trải nghiệm

Nhu cầu về cảm xúc

Tương tự, Brand bạn có thể đáp ứng 1 trong số 8 loại nhu cầu cảm xúc sau: (1) Cảm giác lạc quan, (2) Cảm giác tự do, (3) Yêu thích tri thức, (4) Kiểm soát cuộc sống, (5) Được chú ý, (6) Được yêu thích, (7) Cảm giác thoải mái, (8) Được là chính mình.

Đây chỉ là cách phân loại nhu cầu, từng nhu cầu cụ thể sẽ khác nhau giữa các ngành hàng. Bạn sẽ dùng kiến thức và kinh nghiệm ngành hàng của mình để xác định.

Khách hàng của bạn gặp khó khăn gì

Một món hàng chỉ giải quyết được vấn đề nhỏ cho khách hàng. Ở tầm cỡ 1 Brand, bạn phải giúp được khách hàng giải quyết khó khăn lớn trong cuộc sống của họ. Để làm điều đó, hãy thử đặt mình vào vị trí khách hàng.

Ví dụ thực tế– bà mẹ Starbucks

Bạn hãy thử hình dung 1 khách hàng điển hình của Starbucks – 1 bà mẹ 2 con ở độ tuổi 38. Cô phải thức dậy lúc 6.15 AM, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà và sửa soạn đi làm. Cô phải đưa đứa con nhỏ đến nhà trẻ lúc 7.30 AM, đứa lớn đến trường tiểu học lúc 7.45 AM, rồi đến công ty lúc 8.30 AM. Cô lái 1 chiếc xe bự chảng không phải vì thích, mà vì cô phải chở cả đống dụng cụ chơi thể thao của 2 đứa nhóc. Cuối ngày, sau khi cho con đi ngủ, cô ngã vật ra giường.

Khó khăn của bà mẹ Starbucks là gì? Một cuộc sống quá bận rộn

Starbucks đã giúp khách hàng ‘chiến đấu’ với khó khăn. Họ mang đến cho khách hàng 15 phút nghỉ ngơi quý báu giữa dòng chảy bận rộn. Họ cho khách hàng 1 không gian êm đềm, thư thái: không trẻ con, không công việc, không tiếng ồn, chỉ có âm nhạc dịu nhẹ. Khách hàng có khi còn quên mất cả tên mình vì mãi đắm chìm với hương vị thức uống tuyệt vời.

Chức năng sản phẩm chỉ giải quyết được những vấn đề về vật lý. Bạn phải giúp khách hàng giải quyết cả vấn đề cảm xúc, chỉ khi đó bạn mới thực sự đi vào trái tim khách hàng. Disney giúp khách hàng giải quyết vấn đề ‘tìm về tuổi thơ’, Nike giúp khách hàng giải quyết ‘nỗi sợ thất bại’, Apple giúp khách hàng vượt qua ‘sự phức tạp của công nghệ’. Còn bạn?

Ví dụ về vấn đề cảm xúc từ những Brand hàng đầu

Starbucks – cuộc sống bận rộn

Disney – tìm về tuổi thơ

FedEx – ghét chờ đợi

Facebook – xa cách người thân

Special K – body quá khổ

Nike – nỗi sợ thất bại

Apple – choáng váng trước công nghệ

Staples – nản chí với kinh doanh

Insight về người tiêu dùng

Insight là 1 sự thật sâu sắc – đó là 1 nguyên lý, 1 vấn đề hay 1 nhân tố nền tảng, đứng đằng sau chi phối hành vi, suy nghĩ, nhu cầu của khách hàng. Đôi khi khách hàng cũng không nhận biết được insight của chính họ - đến khi bạn nói cho họ biết, họ sẽ ồ lên ‘đúng, quả thực tôi cảm thấy như vậy’. Insight về người tiêu dùng là 1 lợi thế cạnh tranh thực sự - quan trọng không kém tài sản tri thức.

Đừng dựa quá nhiều vào thông tin dữ liệu mà không có bối cảnh hay câu chuyện. Nhiều marketer cứ nghĩ thông tin dữ liệu chính là insight. Chẳng hạn: nếu bạn có dữ liệu qua nhiều năm cho thấy người Brazil trung bình đánh răng 4 lần/ngày, trong khi người Bắc Mỹ là 1.7 lần/ngày, thì đừng vội nghĩ đó là insight. Bạn chỉ mới có 1 thông tin bề nổi, cái quan trọng là ‘vì sao người Brazil lại đánh răng đến 4 lần/ngày’ hay ‘vì sao người Bắc Mỹ chỉ đánh răng có 1.7 lần/ngày thôi’. Bạn nên đặt câu hỏi theo phương pháp 5W1H (Who, When, Where, Why, What, How) để đào sâu thông tin này.

Một trở ngại quan trọng khiến bạn không phát hiện ra insight là lối suy nghĩ rập khuôn – chẳng hạn ‘phụ nữ trên 50 tuổi không bao giờ thay đổi được thói quen hàng ngày’. Trong mọi ngành hàng, lối suy nghĩ như vậy ngăn cản sự phát triển. Đây là 2 ví dụ cho thấy phụ nữ trên 50 tuổi có thể thay đổi mạnh mẽ: (1) Phụ nữ tuổi 55 hấp thụ lượng vitamin nhiều gấp 8 lần phụ nữ tuổi 50, (2) Nhóm khách hàng Apple có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là phụ nữ trên 50 tuổi. Cẩn thận với lối suy nghĩ rập khuôn, bạn sẽ lạc hậu rất nhanh đấy.

Một điểm cơ bản khác là Insight phải thực sự sâu sắc, độc đáo, kiến thức phổ thông không phải là Insight. Ngoài ra, Insight phải liên quan phần lớn đến khách hàng, chứ không phải liên quan nhiều đến sản phẩm của bạn. Ví dụ: nhiều marketer hay phát biểu Insight kiểu như ‘mỗi lần đói, tôi lại thèm ăn bánh của công ty mình’ – những ‘Insight’ như thế này mang tính ‘tự khen’ và hoàn toàn không nói được thông tin gì quan trọng về người tiêu dùng.

Thế nào là Insight tốt

1. Insight tốt là 1 phát biểu sáng tạo khiến khách hàng chú ý và đồng tình.

2. Insight tốt phải phù hợp với cuộc sống khách hàng.

3. Insight tốt là 1 kiến thức sâu sắc về lợi ích khách hàng mà chỉ có mình bạn biết.

4. Insight tốt không chỉ là thông tin dữ liệu, mà liên quan đến cảm xúc, giá trị, niềm tin, cảm hứng… của khách hàng.

Làm sao phát hiện được Insight tốt

Phân tích sâu data và chú ý phát hiện những xu hướng ẩn đằng sau các con số. Bạn cần vận dụng những kĩ năng của 1 bác sĩ điều trị: lắng nghe, quan sát, thu thập thông tin, phỏng vấn và cẩn thận rút ra kết luận – hay giả thuyết. Tuy nhiên, bạn phải kiểm chứng kết luận/giả thuyết này bằng cách tiếp tục quan sát, phân tích thêm dữ liệu cũng như phỏng vấn khách hàng.

Tìm Insight liên quan đến cuộc sống của khách hàng. Hãy thử hình dung và mô tả 1 ngày điển hình trong đời khách hàng (dựa theo thông tin khách quan), hoặc 1 tuần hay thậm chí 1 giai đoạn cuộc sống. Kế đến bạn hãy xem xét tổng thể, cố gắng phát hiện những khó khăn của khách hàng và phân tích xem sản phẩm/dịch vụ của bạn đóng vai trò gì trong cuộc sống của họ.

Tìm Insight liên quan đến cảm xúc khách hàng. Bạn hãy chú trọng tìm những Insight giúp bạn hiểu thêm về cảm nhận, cảm xúc khách hàng. Bạn có thể vận dụng Insight đó giúp khách hàng vượt qua cảm xúc tiêu cực hoặc mang đến cảm xúc tích cực cho họ.

Một Insight tốt sẽ khiến khách hàng phải dừng lại và lắng nghe cam kết từ Brand bạn, những giá trị mà bạn sẽ mang đến cho họ.

Quy trình tìm hiểu Insight khách hàng

Đây là 1 quy trình khép kín – bao gồm 5 bước:

1. Đọc: tận dụng tất cả các nguồn data sẵn có từ báo chí, website, báo cáo ngành hàng, các nghiên cứu thị trường được công bố công khai hoặc do doanh nghiệp bạn bỏ chi phí đo lường. Chú ý xem xét kĩ số liệu về các xu hướng trong hành vi người tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh… phân tích các nhân tố tác động tiềm tàng và đề xuất các giả thuyết hợp lý.

2. Quan sát: quan sát phản ứng người tiêu dùng thông qua các phương pháp thảo luận nhóm (Focus group), thử nghiệm sản phẩm (Product test), thử nghiệm quảng cáo (Advertising test)…

Cảm nhận: lắng nghe ý kiến, phát biểu của khách hàng thông qua các nghiên cứu thị trường, các bình luận trên mạng xã hội hay các bài review.

3. Sản phẩm từ khách hàng. Hãy chú ý đến cách dùng từ (Wording) của khách hàng.

4. Xác định nhu cầu cảm xúc: từ kết quả quan sát, cảm nhận, nghiên cứu dữ liệu… bạn hãy xác định xem Brand bạn đáp ứng nhu cầu nào trong 8 loại nhu cầu cảm xúc của khách hàng.

5. Phác họa cuộc sống khách hàng: với những hiểu biết sau 4 bước quan sát/phân tích trên, bạn hãy phác họa lịch trình sinh hoạt của khách hàng trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 giai đoạn cuộc sống. Không chỉ liệt kê hoạt động của khách hàng, bạn còn phải trình bày những nguyên lý, nhân tố chi phối hành vi, động cơ, cảm xúc… của họ. Cuối cùng bạn sẽ chỉ ra lịch trình sinh hoạt đó tác động đến việc mua hàng của họ như thế nào.

Sau khi đã hoàn thành bước 5, bạn sẽ có 1 bức tranh tổng thể về tâm lý, hành vi của khách hàng. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và thông cảm với những lo sợ, vất vả, khó khăn của họ. Hãy học ngôn ngữ - cách biểu đạt, cách dùng từ của họ, hãy khám phá những bí mật của riêng họ - mà có khi chính họ cũng không biết cách giải thích bằng lời. Thấu hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng khách hàng là cách tuyệt vời nhất cho khách hàng thấy bạn quan tâm đến họ và động lực mạnh nhất khiến họ mua hàng là sản phẩm/dịch vụ được tạo ra dành riêng cho họ. Bạn nên thường xuyên sử dụng quy trình này để cập nhật kiến thức về khách hàng cũng như phát hiện Insight mới bởi thị trường không ngừng biến động.

Ví dụ thực tế – Insight trong ngành hàng dược phẩm cai thuốc lá

1. Đọc: các nghiên cứu cho thấy trung bình 1 người muốn cai thuốc lá trước tiên sẽ cố gắng dùng ý chí kềm nén thói quen hút thuốc, họ sẽ thất bại với biện pháp đó ít nhất 7 lần rồi mới tìm đến biện pháp dược liệu. Thông tin này cho thấy việc bỏ thuốc lá hết sức khó khăn và người ta chỉ tìm đến dược liệu cai thuốc như 1 giải pháp sau cùng.

2. Quan sát: một số buổi Focus group đã được tổ chức tại Mỹ nhằm nghiên cứu hành vi người hút thuốc lá. Trong khoảng thời gian kéo dài 2 tiếng, phỏng vấn viên sẽ liên tục hỏi đáp viên về động cơ cai thuốc của họ, đáp viên sẽ không được hút thuốc trong suốt thời gian này. Trong vòng 1 tiếng đầu tiên, các đáp viên vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, nhưng 1 tiếng sau cùng họ tỏ ra kích động vì không được hút thuốc.

3. Cảm nhận: khi cảm thấy thoải mái, một số người đang trong quá trình cai thuốc thú nhận rằng ‘Tôi thấy có lỗi khi không bỏ thuốc được’, ‘Tôi biết mình nên cai thuốc’, ‘Mỗi khi cố gắng bỏ thuốc, tôi thấy khó chịu, không được thoải mái với bản thân mình’, hay ‘Tôi ước gì hút thuốc không gây hại, vì cai thuốc rất khó’. Đó là những cảm xúc thầm kín của khách hàng khi nỗ lực từ bỏ thuốc lá.

4. Xác định nhu cầu cảm xúc: kết quả quan sát cho thấy những người đang cai thuốc thiếu sự lạc quan và tự tin sẽ bỏ thuốc thành công. Họ cảm thấy không làm chủ được bản thân mình. Nhu cầu của họ là nhu cầu kiểm soát bản thân.

5. Phác họa cuộc sống khách hàng: khách hàng không cai thuốc trong 1 môi trường cách ly mọi thứ xung quanh, họ vẫn phải đi làm, chăm sóc con cái, sống chung với người thân. Khi cố gắng bỏ thuốc, họ trở nên cáu kính, khó chịu, bực bội… với người chung quanh. Quá trình cai thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân họ và cả người thân.

Tổng hợp 5 bước trên, chúng ta có Insight về việc cai thuốc lá: việc bỏ thuốc cực kỳ khó khăn, dễ thất bại hơn thành công và khách hàng lo sợ khi cố gắng bỏ thuốc, họ trở nên khó chịu và xấu tính trong mắt mọi người. Dựa vào Insight này, hãng dược Graytine đã đưa ra loại dược phẩm cai thuốc lá giúp khách hàng tự chủ hơn.

Bài viết trên đã trình bày gần như đầy đủ, toàn diện về Insight khách hàng: Insight là gì, tầm quan trọng, quy trình tìm hiểu Insight. Kỳ tới, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phát biểu Insight hiệu quả và biểu cảm.

36pho.com: Lời mở: để chọn 1 thị trường mục tiêu tiềm năng, đa phần các marketer đều nghĩ trước tiên đến đối tượng khách...
24/05/2024

36pho.com: Lời mở: để chọn 1 thị trường mục tiêu tiềm năng, đa phần các marketer đều nghĩ trước tiên đến đối tượng khách hàng họ muốn thu hút, sau đó họ sẽ xây dựng chiến lược dựa theo đối tượng đó. Trong loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 cách tiếp cận mới: trước tiên hãy nghĩ đến hình ảnh Brand bạn muốn xây dựng, sau đó, hãy tìm đối tượng khách hàng hứng thú với ý tưởng Brand của bạn. Bạn không nên hỏi ‘Mình thích đối tượng khách hàng nào?’ hãy hỏi ‘Đối tượng khách hàng nào thích mình?’. Chúng ta sẽ áp dụng lối tư duy này vào quá trình phân khúc khách hàng.

7 câu hỏi nền tảng

7 câu hỏi sau sẽ giúp bạn hình dung đối tượng khách hàng phù hợp cho Brand mình:

1. Đối tượng khách hàng của mình có những đặc điểm gì? (độ tuổi, giới tính, nơi sống…)

2. Những nhu cầu chính của họ là gì?

3. Khó khăn, trở ngại lớn nhất của họ trong cuộc sống là gì?

4. Chúng ta có insight gì về họ?

5. Quan điểm hiện nay của họ là gì? (liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của chúng ta)

6. Quy trình mua hàng của họ ra sao?

7. Chúng ta muốn họ thấy, suy nghĩ, hành động, cảm nhận hay chia sẻ với cộng đồng như thế nào về chúng ta?

Đối tượng khách hàng của bạn là ai?

Rất nhiều marketer mắc phải lỗi chọn nhóm khách hàng mục tiêu quá rộng, do họ sợ để lỡ mất khách hàng, lỡ mất cơ hội phát triển doanh thu. Tuy nhiên, nguồn lực của bạn luôn có hạn, dàn trải nguồn lực cho 1 thị trường quá rộng khó mang lại thành quả, để đầu tư tốt, bạn phải tập trung. Khi xác định nhóm khách hàng mục tiêu, bạn phải phân biệt rõ ràng: ai là mục tiêu và ai không phải mục tiêu của bạn.

Đừng theo người bạn thích, hãy theo người thích bạn

Nếu bạn giỏi nấu cháo lòng và muốn kiếm tiền, bạn chỉ việc tìm những người thích ăn cháo lòng. Nếu bạn giỏi nấu súp cua, hãy tìm người thích ăn súp cua. Đó là 1 nguyên tắc đơn giản. Ấy vậy mà khi xây dựng Brand, rất nhiều marketer đã làm ngược lại: chúng ta thấy rất nhiều công ty cố chào bán sản phẩm cho những khách hàng không cần đến chúng.

3 kiểu mục tiêu

Sở dĩ các marketer hay mắc phải lỗi trên, vì họ thường quan niệm ‘mục tiêu’ đồng nghĩa với ‘hái ra tiền’. Trong khi thực ra, mục tiêu của Brand là xây dựng uy tín cho Brand – được khách hàng yêu thương, khi đã đạt mục tiêu này, doanh thu sẽ tự nhiên tăng trưởng. Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ xem qua 3 cách quan niệm mục tiêu khác nhau như bên dưới đây:

1. Mục tiêu hái ra tiền: với cách quan niệm này, các marketer sẽ tìm mọi cách bán sản phẩm/dịch vụ cho mọi loại khách hàng – bất kể nhu cầu, sở thích, đặc trưng tâm lý của họ… ra sao. Kết quả là nguồn lực của bạn dàn trải quá rộng và Brand bạn không thực sự khác biệt.

2. Mục tiêu làm marketing: theo cách quan niệm này, bạn sẽ đầu tư nguồn lực để tiếp cận những khách hàng yêu thích hay có sở thích, nhu cầu gần gũi với sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ đáp ứng tích cực nhất với các hoạt động PR, quảng cáo, tung sản phẩm mới… của bạn. Bạn càng chắt lọc nhóm khách hàng mục tiêu kĩ càng bao nhiêu thì hiệu quả đầu tư càng cao bất nhiêu.

3. Mục tiêu làm chương trình: khi triển khai 1 chiến dịch, chương trình cụ thể, bạn sẽ thu hẹp đối tượng mục tiêu hơn nữa (so với mục tiêu làm marketing). Bạn cần tập trung vào những khách hàng phù hợp nhất, dễ đáp ứng tích cực nhất với chương trình của bạn. Bạn nên tung ra chương trình vào những thời điểm dễ gợi cảm xúc trong năm – chẳng hạn: Tết, lễ tình nhân 14/2…

3 cách phân khúc thị trường

Có nhiều cách phân khúc thị trường, sau đây là 3 phương pháp chính:

1. Phân khúc theo nhân khẩu học: đây là 1 trong những cách phân khúc dễ nhất. Bạn sẽ bắt đầu với thông tin nhân khẩu học (Demographics): giới tính, độ tuổi, sở thích… của nhóm khách hàng mục tiêu. Kế đến là đặc điểm xã hội, kinh tế của họ (Socio-Economic). Tiếp theo là thông tin địa lý, kênh phân phối (Geographic/Channels). Sau cùng, bạn phải xác định nhóm khách hàng mục tiêu là khách hàng hiện tại hay khách hàng mới – nhưng tuyệt đối không thể chọn cả 2 cùng 1 lúc, vì 2 loại khách hàng này có đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cần thông điệp, kênh phân phối, sản phẩm… khác nhau.

2. Phân khúc theo hành vi: bạn sẽ đi từ nhu cầu, thời điểm mua hàng, hành vi mua hàng, cho đến nhận thức và niềm tin của khách hàng.

3. Phân khúc theo tâm lý học: bạn sẽ phân khúc theo phong cách sống, tính cách, giá trị và thái độ.

Việc phân khúc khách hàng giúp bạn thêm tập trung. Khi đã xác định được phân khúc, bạn phải truyền đạt thông điệp phù hợp với phân khúc đó. Và mặc dù có nhiều cách phân khúc khách hàng khác nhau, bạn nên kết hợp 3 hay 4 cách phân khúc – tùy theo ngành hàng, để xác định nhóm khách hàng mục tiêu.

Trong bài viết này, bạn đã nắm tổng quan quy trình phân khúc khách hàng, nhưng quan trọng hơn, bạn cần nắm bắt cụ thể, sâu sát tâm lý, hành vi… của khách hàng, bài viết kỳ 2 sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức hữu ích cần thiết cho việc ‘hiểu khách hàng’.

36pho.com: Ứng dụng công nghệ vào các không gian hội chợ triển lãm quốc tế đang mang đến một hình ảnh mới mẻ trong công ...
21/05/2024

36pho.com: Ứng dụng công nghệ vào các không gian hội chợ triển lãm quốc tế đang mang đến một hình ảnh mới mẻ trong công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam thời gian gần đây.

Nhờ số hóa toàn bộ không gian triển lãm và đưa lên một nền tảng trực tiếp, sức tương tác của một hội chợ tăng có thể gấp nhiều lần.

Số hóa hội chợ, triển lãm

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 vừa diễn ra ở TP.HCM trở thành triển lãm quốc tế đầu tiên mà nền tảng tìm nguồn cung ứng B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp - bussiness to bussiness) đa kênh Global Sources triển khai hình thức online và offline kết hợp.

Trong thời gian diễn ra, ban tổ chức thực hiện những tour triển lãm trực tuyến hay còn gọi Virtual Show. Đó là chương trình quay gian hàng và sản phẩm của các nhà trưng bày, đồng thời phát trực tiếp trên nền tảng website Global Sources nhằm tối đa hóa cơ hội tiếp cận hơn 1,5 triệu nhà mua hàng đang hoạt động trên trang web của đơn vị này mà không thể đến triển lãm để tham quan trực tiếp.

Với các tính năng tương tác, các nhà mua hàng nước ngoài có thể xem chương trình phát sóng trực tiếp, tìm kiếm sản phẩm, trao đổi danh thiếp và tương tác trực tuyến với các đơn vị trưng bày.

Trong bối cảnh chi phí giao thương đang trở nên đắt đỏ vì các chuyến bay, phí lưu trú... tăng cao buộc các nhà tổ chức triển lãm quốc tế phải tìm cách làm mới mình.

Ông Hu Wei, giám đốc điều hành Global Sources, cho biết tour triển lãm trực tuyến là cách đón đầu xu hướng và đáp ứng hiệu quả nhu cầu tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam và khắp châu Á của các nhà mua hàng quốc tế.

"Với dịch vụ toàn diện từ trực tuyến đến trực tiếp (Online-to-Offline), chúng tôi để nhà mua hàng quốc tế kết nối với các nhà cung cấp đã được xác thực, khám phá các sản phẩm mới và thiết lập quan hệ đối tác có giá trị dù họ ở nơi đâu", ông Hu Wei tin tưởng.

Ông Thierry Bourret, một nhà mua hàng đến từ Pháp, cho biết ông quyết định đến Việt Nam tham gia các triển lãm quốc tế để tìm nguồn cung mới. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp trong mạng lưới của ông lại chọn hình thức kết nối online vì họ vẫn còn lưỡng lự về thị trường này.

"Dù sao, đi đến nơi và tiếp xúc trực quan vẫn hiệu quả hơn, nhưng với những đơn hàng gia công hay đã có niềm tin về nhà sản xuất, các kênh trực tuyến rất hiệu quả", ông Thierry Bourret đánh giá.

Hội chợ kết thúc, cơ hội vẫn mở

Tại hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu diễn ra đầu tháng 5 vừa qua, bên cạnh tổ chức đón đoàn nhà mua hàng quốc tế như một dịch vụ cộng thêm thì ban tổ chức cũng đưa toàn bộ không gian hội chợ để số hóa bằng công nghệ scan 3D.

Triển lãm trực tuyến này sẽ được duy trì 365 ngày trên nền tảng online, tạo nên cơ hội tương tác khách hàng 24/7, không giới hạn khoảng cách giữa người mua và người bán.

Vừa chốt được đơn hàng hai container dừa tươi xuất khẩu mỗi tuần vào thị trường Dubai và một container chanh không hạt và thanh long mỗi tuần vào thị trường Oman ở hội chợ xuất khẩu này, ông Nguyễn Đình Tùng - tổng giám đốc Công ty T&T Vina - cho biết đó là những đơn hàng dài hạn, lợi nhuận tốt. Khách đã xem trước các gian hàng trên web và kênh online. Khi tiếp xúc thì họ rõ hơn về hàng hóa, bao bì, giá cả nên chốt rất nhanh.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), hình thức này đã được HAWA ứng dụng trên nền tảng số, các doanh nghiệp có điều kiện thể hiện năng lực sản xuất, quy mô nhà máy một cách trực quan sinh động nhất trước nhà mua hàng và khách tham gia triển lãm cũng như thiết lập các cuộc hẹn trao đổi trực tiếp tại không gian hội chợ. Đây là một trong những tiến bộ trong công tác triển lãm hội chợ, khi kết hợp được cả hai môi trường online lẫn offline.

Như ở triển lãm HawaExpo tổ chức tháng 3-2024 dù đã kết thúc hơn hai tháng nhưng các nhà mua hàng đến nay vẫn có thể trải nghiệm triển lãm trực tuyến khi ban tổ chức đã số hóa toàn bộ 28.000m2 không gian triển lãm và giới thiệu trên nền tảng của mình.

Vẫn có những giới hạn

Giám đốc một doanh nghiệp nội thất thừa nhận, ngoại trừ các doanh nghiệp lâu năm, có tiếng, những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp còn non trẻ vẫn cần những cuộc tiếp xúc trực tiếp.
Chưa kể, thời gian gần đây, Việt Nam nổi lên như một trung tâm thiết kế, sáng tạo mẫu mã chứ không còn đơn thuần tham gia vào công đoạn gia công.
Vì vậy, yếu tố bản quyền mẫu mã cũng bắt đầu được để ý hơn. Với các mẫu mã độc quyền, nhà tham gia triển lãm thường xin từ chối chụp hình, đưa lên không gian trực truyến.

Xu hướng kết hợp giữa thương mại truyền thống và kỹ thuật số

Theo các chuyên gia, xu hướng kết hợp giữa thương mại truyền thống và kỹ thuật số có mục tiêu tạo ra một trải nghiệm giao thương đa chiều và tiện lợi cho cả người mua và người bán hàng.
Trong đó, công nghệ scan 3D cung cấp cơ hội cho người mua hàng quốc tế tương tác động và trực quan hơn với sản phẩm, giúp họ cảm nhận được chất lượng và tính năng của sản phẩm một cách chi tiết hơn.
Các hội chợ triển lãm quốc tế gần đây còn đón nhận phản hồi tích cực nhờ tích hợp công nghệ vào tổ chức như triển khai app đăng ký trực tuyến, quét mã kiểm tra.
Thông qua app của hội chợ, khách có thể đặt lịch hẹn, đặt xe tham quan, lưu trữ kế hoạch tham quan. Ngoài ra, đơn vị triển lãm có thể lưu trữ thông tin khách hàng tức thì qua hệ thống QR code, mời khách và chia sẻ lợi ích tham quan khác...

20/04/2024

Cách mình đi traffic cho page Facebook từ con số 0

12/03/2024

Ngày nay ở Việt Nam, mọi người đều biết đến sàn thương mại điện tử Shopee nhưng lúc mới đầu thâm nhập vào thị trường Việt, Shopee chỉ là một “tân binh nhỏ” so với các sàn đình đám như Tiki, Lazada lúc bấy giờ. Vậy mô hình ki...

36pho.com: TQ liên tục khai trương các tổng kho giga đặt sát biên giới Việt Nam......Dự tính trong năm 2024 họ sẽ tiếp t...
12/02/2024

36pho.com: TQ liên tục khai trương các tổng kho giga đặt sát biên giới Việt Nam......
Dự tính trong năm 2024 họ sẽ tiếp tục đặt thêm 5 tổng kho nữa
Hàng vận chuyển về toàn lãnh thổ Việt Nam trong vòng 24h với mức phí vận chuyển gần như =0đ
1 phút mặc niệm cho các nhà bán lẻ, shop, cửa hàng trong nước nếu như không thích ứng thay đổi......
Mua hàng ship tại VN còn lâu hơn ở TQ ship về 🤓🤓

04/02/2024
36pho.com:
24/12/2023

36pho.com:

23/12/2023

Chưa đầy 2 tháng trước dịp Tết Nguyên đán 2024, dù trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm, nhưng các chợ truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội vô cùng ảm đạm.

BÁNH VẼ BẤT ĐỘNG SẢN DÒNG TIỀN GIỜ VỠ TANĐây là hình ảnh quen thuộc ở các khu chung cư cao tầng, trông vô tri thế thôi n...
29/11/2023

BÁNH VẼ BẤT ĐỘNG SẢN DÒNG TIỀN GIỜ VỠ TAN

Đây là hình ảnh quen thuộc ở các khu chung cư cao tầng, trông vô tri thế thôi nhưng nó đại diện cho một cuộc cách mạng tiêu dùng.

Người đàn ông này không mất dù chỉ 1 đồng, cho một chỗ trên vỉa hè toà chung cư đến 4000 dân, mỗi ngày anh gom các đơn hàng cùng một địa chỉ và ngồi đây chờ khách xuống nhận hàng.

Anh là mắt xích của mạng lưới bán hàng toàn cầu, shopee mà từ hồi mạng lưới này xuất hiện các cửa hàng bán lẻ, thậm chí trung tâm thương mại, cũng liêu xiêu.

Với khả năng giao hàng nhanh như cơn gió và tiềm năng bán từ cái kim sợi chỉ, ba con sâu,… cũng tận tuỵ như bán LV, Gucci, anh đánh bại các shop về sự thuận tiện , thay đổi luôn thói quen của người tiêu dùng.

Giờ người ta "ngồi trong nhà mua cả thế giới" nên các shop hết thời, tình trạng mặt tiền bán lẻ tại các thành phố lớn đóng cửa, trả mặt bằng ngày một đông, những con phố shoping từng tấp nập giờ đìu hiu, nhân viên ngồi ngáp ruồi cả ngày ko có khách.

Shophouse trong các khu đô thị từng được sales chào mời là bất động sản dòng tiền, giúp chủ sở hữu "kiếm được tiền cả trong khi ngủ"giờ thoái trào, bán lại ko ai mua, kinh doanh thì shophouse mua cả triệu đô, cho thuê mươi mười lăm triệu mỗi tháng còn ko đủ trả lãi ngân hàng

Thế mà vẫn có chủ đầu tư ko thức thời, vẫn làm sản phẩm shophouse trong khi phân khúc này đang dư cung, không có thanh khoản.

Nọ đi cái dự án VaquariusVănGiang, bà chủ hào hứng khoe nào khu đô thị mở, nào phố trung tâm, shophouse đắt giá bla bla, trong khi khu vực này, cộng 3 đại dự án bên cạnh, số shophouse 20 năm nữa thị trường còn chưa hấp thụ hết. Làm ra chắc chắn ế mà vẫn làm, thế tài

Nguồn: Lê Thanh Lương

07/10/2023
16/07/2023
06/06/2023
06/06/2023
22/05/2023
22/05/2023
22/05/2023
17/04/2023
17/04/2023

Address

Xóm Trong

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00

Telephone

+84865699618

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when VTC2.vn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Nearby media companies



You may also like