The Highest Frequency

The Highest Frequency The Highest Frequency is Love. Page này lập ra để chúng ta cùng nhau nhớ lại điều đó.

The Highest Frequency is Love
Page này lập ra để tôi và các bạn, chúng ta cùng nhau nhớ lại điều đó.

Những hạng người nào là người không nhớ, không nói lại được tiền kiếp?Trong Phật giáo có chuyện “người nhập”. Và chuyện ...
05/25/2023

Những hạng người nào là người không nhớ, không nói lại được tiền kiếp?

Trong Phật giáo có chuyện “người nhập”. Và chuyện “người nhập” cũng không có gì kỳ lạ cả. Điều nên lưu ý để nhận biết, nếu nói được tiền kiếp thì người nhập, không nói được thì không phải. Trong Phật giáo có dẫn chứng những nguyên nhân về “người nhập”…, Ngài trả lời rất đầy đủ. Ngài còn phân biệt ra được các hạng người không nhớ được tiền kiếp và những hạng người nhớ được tiền kiếp.

Những hạng người nào là người không nhớ, không nói lại được tiền kiếp?

1. Những người già trên 90 tuổi hoặc trên 100 tuổi, với tuổi thọ như vậy năng lực của trí nhớ đã cạn kiệt, nên không thể nhớ được. Đôi khi đến tuổi này, con cái kiếp hiện tại họ còn không nhớ được. Vì năng lực trí nhớ đã cạn kiệt, khi chết với tâm mê mờ, nên sau khi chết được tái sinh trở lại, họ không nhớ, không nói được kiếp trước. Đây cũng là một hạng người không nhớ được tiền kiếp.
2. Hạng người thứ hai là, dù người ấy lớn tuổi hay nhỏ tuổi, nhưng bị quá đau đớn do bệnh tật, như ung thư…. Người mang những bệnh này vì quá đau đớn, nên thỉnh thoảng bị hôn mê bất tỉnh. Khi họ hôn mê không tỉnh lại mà chết đi, khi tái sinh trở lại họ cũng không thể nhớ, nói lại tiền kiếp được.
3. Một hạng người nữa, đó là người ở trong bụng mẹ quá lâu, bị tử cung bó chặt, khi sinh thì bị hơi gió quá mạnh làm cho đầu lộn xuống như bị treo ngược, chịu nỗi khổ kinh hãi. Hạng người này tâm bị kinh hãi sợ sệt, nên cũng quên hết không thể nhớ tiền kiếp được.
4. Trong đời có số người khi già yếu lại có thái độ cử chỉ và tâm tính của trẻ thơ (hồi niên). Với tâm tính trẻ thơ này họ chết đi, khi tái sinh trở lại họ cũng không thể nhớ tiền kiếp được.
5. Hạng người khi mang thai bị chấn động, kinh hãi từ người mẹ, như thấy máu chảy đầu rơi, những cảnh tượng sợ hãi…. Khi người mẹ bị sợ hãi kinh khiếp như vậy, thì thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo, vì thế không còn nhớ được tiền kiếp.
6. Hạng người vừa mới sinh ra chưa hiểu biết đã chết, như trẻ sơ sinh, trẻ chưa đủ tháng đủ năm chết đi do tật bệnh, hoặc bị tai nạn…. những người này khi chết đi, tái sinh kiếp sau cũng không nhớ được tiền kiếp.
7. Hạng người thường uống rượu bia, sử dụng ma túy, nghiện ngập… rồi chết đi. Những hạng người này sinh ra kiếp sau cũng không thể nhớ được tiền kiếp.

Đó là 7 hạng người không thể nhớ và nói lại được tiền kiếp của mình. Trong chúng ta có ai nhớ được tiền kiếp không? Nếu không nhớ, thì hãy nghĩ rằng, do kiếp trước mình sống hơn 90 hoặc hơn 100 tuổi mới chết, nên không nhớ được. Nếu nghĩ mình trong trường hợp đó, thì sẽ được an ủi hơn những trường hợp khác phải không? Hãy nghĩ sao để tâm mình thấy an lạc thì vẫn tốt hơn.

Những hạng người nào nhớ được, nói rõ được kiếp trước?

1. Đức Phật Chánh Đẳng Giác, nhớ biết không giới hạn về kiếp trước của Ngài.
2. Đức Phật Độc Giác, nhớ biết theo thời gian thực hành pāramī của mình là 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
3. Hai bậc Tối thượng Đại Thanh Văn, cũng nhớ biết trong khoảng thời gian thực hành pāramī là 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
4. Các bậc Thánh A-ra-hán, nhớ được khoảng thời gian 100 ngàn đại kiếp.
5. Các vị Đạo sĩ tin nghiệp và quả của nghiệp, họ nhớ được khoảng 40 ngàn đại kiếp.
6. Các vị có Túc mạng thông, những người này có thể dùng thần thông này nhớ tiền kiếp tùy theo năng lực thần thông của mình, nhưng biết cũng không nhiều được.
7. Những người có phát nguyện trong đời trước. Họ là những người đời trước, sau khi làm phước thiện đã phát nguyện rằng: Do nhờ phước thiện này, cầu mong cho tôi kiếp sau nhớ lại được tiền kiếp của mình. Khi sinh ra, họ nhớ lại được tiền kiếp theo nguyện vọng ấy, nhưng nhiều lắm chỉ 3 hoặc 7 kiếp mà thôi.
8. Những người khi còn trẻ, có sức khỏe và trí tuệ nhạy bén, chết bất ngờ do một tai nạn nào đó. Sau khi chết liền tái sinh vào thai của người mẹ khỏe mạnh, hạng người này có thể nhớ được tiền kiếp.
9. Hạng chúng sinh trong địa ngục, những chúng sinh này cũng nhớ tiền kiếp mình đã tạo ác nghiệp như thế nào.
10. Chúng sinh trong cõi Ngạ quỷ, A-tu-la, những hạng chúng sinh này dân gian quen gọi là Ma, Quỷ. Những hạng chúng sinh này, nhớ được tiền kiếp mình đã dính mắc những gì để bị tái sinh vào đó.

- Trích "Nơi nương tựa thực sự" - Ngài Tam Tạng 6, Bhaddanta Vāyāmindābhivaṃsa thuyết giảng và in thành sách tại Yangon. Sư Hộ Giới lược dịch tại Quảng Trị, 01-2017

DẤU ẤN CỦA NGHIỆPHãy nhìn vào kiếp người hiện tại này, trên mỗi người chúng ta, bất cứ ai, cũng đều có hình bóng, dấu ấn...
05/19/2023

DẤU ẤN CỦA NGHIỆP

Hãy nhìn vào kiếp người hiện tại này, trên mỗi người chúng ta, bất cứ ai, cũng đều có hình bóng, dấu ấn của nghiệp hiện rõ. Không nên sống dễ dãi, hời hợt, hình bóng và dấu ấn của nghiệp luôn hiện rõ trên mỗi chúng ta. Hãy nhìn kỷ, hình bóng của nghiệp hiện rõ như thế nào? Bởi vì một số người thì thân hình đẹp, một số người thì thân hình xấu. Đó chính là hình bóng của nghiệp.

Có thể nói, vì cha mẹ sinh nên trông giống như cha như mẹ, nhưng cũng chỉ giống sơ sơ mà thôi, không giống hoàn toàn được. Tại sao lại có người thân hình đẹp, có người thân hình xấu? Không phải tại người nào khác làm, mà tại chính ta đã làm. Vì chính ta đã làm, nên bây giờ chính ta thừa hưởng. Nếu kiếp này ta không hồi tâm tỉnh trí, thì kiếp sau ta lại thừa hưởng tiếp mà thôi. Kiếp trước nếu người nào thường hay nóng giận, thì kiếp này thân hình xấu xí, cô đơn. Người hay nóng giận, hãy bỏ qua kiếp sau, ngay trong kiếp này, khi đang nóng giận, hãy soi gương nhìn lại chính mình, thân hình ta xấu xí đến thế nào, phải vậy không? Có thân hình nào lúc nóng giận mà đẹp được không? Dù người có thân hình đẹp đến đâu, nhưng khi tâm họ nóng giận, thì cũng bị xấu đi, phải vậy không?

Người có tâm nóng giận, thì mặt mày cau có, bặm môi bặm miệng, kiếp sau khi sinh ra cũng vậy mà thôi. Đó là hình bóng của nghiệp. Cũng trong kiếp sống này, một số người khuôn mặt luôn trong sáng, vui tươi, khuôn mặt lúc nào cũng mĩm cười, dễ mến, đó là vì kiếp trước họ sống có tâm tốt, tâm trong sáng hòa nhã, nên kiếp này hình bóng của nghiệp hiện rõ ra như vậy.

Cũng như vậy, kiếp trước vì keo kiệt nên không bố thí, của mình có xài một mình, không cho đến một ai. Một người kiếp trước keo kiệt chỉ biết cho mình, thì kiếp này khi sinh ra, sẽ sinh vào nơi nghèo khổ, thiếu thốn. Người nào kiếp trước sống rộng lượng, biết bố thí đến người khác, thì kiếp này sinh ra trong gia đình giàu sang phú quý, không phải vậy sao? Có số người cho rằng, do người ta cố gắng làm ăn tích góp mới được giàu sang như thế. Thật ra, cố gắng làm ăn tích góp, chỉ là một điều kiện hỗ trợ mà thôi, nếu không có năng lực của thiện nghiệp, thì không thành công được. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều người cũng rất cố gắng, mà không thành công trông cuộc sống. Nếu thiếu thiện nghiệp thì dù trồng cây, nó cũng không thể cho quả được, phải vậy không?

Cùng trong một công việc làm vườn, nhưng có vườn của một số người hoa trái xum xuê, bội thu; vườn của một số người khác hoa trái thưa thớt, thất thu. Đó là do kammapaccaya utusamuṭṭhānaṃ: nghiệp lực làm duyên cho thời tiết đổi thay. Người có thiện nghiệp, thì do năng lực ấy khiến cho thời tiết thay đổi theo, làm sao thích hợp với cây trong vườn của họ. Chính nhờ năng lực thiện nghiệp của họ, mà thời tiết thay đổi, vì thời tiết thích hợp, nên cây trồng sai hoa trĩu quả.

Ở phía ngược lại, người kia có nghiệp xấu, vì mang nghiệp xấu, nên năng lực xấu ấy chi phối trên thân thể này, rồi làm ảnh hưởng đến thời tiết trong khu vườn ấy cũng xấu theo, không thích hợp cho cây cối, vì vậy chúng không cho hoa quả tốt đẹp được. Đó là do nghiệp là nguồn gốc khiến thời tiết đổi thay. ..
Con người có 3 hành động (nghiệp). Hành động của tâm, ý nghiệp, suy nghĩ. Hành động của miệng, khẩu nghiệp, nói năng. Hành động của thân thể, thân nghiệp.

Chúng ta phải luôn tự mình kiểm tra, kiểm soát với 3 hành động, nghiệp ấy. 3 hành động này, chúng nghĩ gì, làm bất cứ gì, cũng đều liên quan đến ta cả. Như thế thì, để sống xứng với kiếp người ta phải suy nghĩ những điều gì? Ta nên nói những điều gì mới xứng với kiếp người? Ta hành động làm sao để xứng với kiếp làm người này? Có nên suy nghĩ những điều như thế không? Nghĩ những gì mình muốn, nói và làm những gì mình thích; nói và làm theo tâm trạng của mình, như thế thì làm sao sống xứng với kiếp người được.

- Trích bài giảng "Sống sao cho xứng kiếp người" (Phần 2) - Ngài Trưởng Lão Bhaddanta Nandamālābhivaṃsa

SINH RA LÀM NGƯỜI RẤT KHÓNhững người Phật tử, đa số đều được nghe lời Phật dạy: “Manussattabhāvo dullabho” nên biết rằng...
05/19/2023

SINH RA LÀM NGƯỜI RẤT KHÓ

Những người Phật tử, đa số đều được nghe lời Phật dạy: “Manussattabhāvo dullabho” nên biết rằng kiếp người thật khó có được...
Người ta thường nói đến sự khó được tái sinh làm người, bằng ví dụ rằng, một cây kim ở cõi trời Sắc giới rơi xuống và một cây kim ở cõi người dựng ngược lên, đầu của hai cây kim này có thể đụng nhau, nhưng để sinh làm người quả thật khó hơn vậy.

Ở đây xin nêu ra một điều khó, khó với ý nghĩa gần như là không thể. Đức Phật dạy về sự khó sinh làm kiếp người bằng ví dụ về con Rùa mù (đui). Hãy đọc kỹ ví dụ về con Rùa mù như sau:

Một con Rùa mù kiếm sống trong biển cả. Cứ sau mỗi 100 năm nó mới ngoi đầu lên khỏi mặt nước một lần để hít thở không khí. Hãy nhớ là, trong suốt 100 năm nó không khi nào nổi lên mặt biển bao giờ. Nó chỉ kiếm sống và ở bên dưới nước biển sâu. Nên nhớ là 2 mắt của con Rùa này không nhìn thấy được. Rùa mù mà, phải vậy không? Cũng trong biển này có một mảnh gỗ, trên mảnh gỗ ấy cũng chỉ có một lổ nhỏ vừa đủ để đầu Rùa chui lọt mà thôi. Nói đến biển mọi người ai cũng từng thấy và biết, đó là nó luôn luôn dao động, không yên lặng bao giờ, luôn luôn dậy sóng. Vì vậy, mảnh gỗ ấy trôi nổi vô định. Mảnh gỗ ấy chỉ có một lổ nhỏ duy nhất. Rùa đui cũng vậy muốn đi đâu thì đi. Sau 100 năm nổi lên mặt biển để thở một lần. Khi nổi lên biển để thở, đầu rùa có thể chui trúng vào lổ nhỏ của mảnh gỗ trôi vô định ấy được. Có thể được như vậy không? Thật quá khó và không thể xảy ra được. Nhưng Đức Phật dạy, điều đó có thể xảy ra được. Nhưng đối với chúng sinh khi đã rơi vào 4 cõi khổ, để được sinh lại làm kiếp người, càng khó hơn ví dụ ấy.

Tại sao vậy? Hãy suy nghĩ sâu xa một chút xem? Hãy nhìn vào những loài con vật nhỏ bé trước mắt chúng ta. Gần con người nhất là các loài chó, mèo. Hãy xem hằng ngày chúng luôn suy nghĩ những gì? Làm những gì? Nếu ăn no thì ngủ, ăn không no thì đi kiếm ăn. Khi đi kiếm thức ăn chúng thường ỷ mạnh hiếp yếu, tranh dành cắn xé, thù hằn lẫn nhau, chỉ có vậy thôi không phải sao?...
Hãy nhìn kỹ chú mèo con, khi ngậm được một chút thức ăn trong miệng, nếu có một con nào khác đến gần nó sẽ gầm gừ; còn nếu đụng vào thức ăn sẽ bị cắn mà thôi, không phải vậy sao? Như vậy khi quan sát tâm tính của nó chúng ta có thể thấy được rằng, sự say đắm nơi thức ăn chính là lobha: tham; có được thức ăn không biết chia sẽ cho những con vật khác, đó là macchariya: ích kỷ; gầm gừ là dosa: sân, phải vậy không? Thời gian còn lại là moha: si. Hãy tư duy, cuộc sống của chúng luôn bị tham, sân, si chi phối. Trong chúng, rất hiếm có tâm muốn làm điều thiện, việc tốt.

Hãy nhìn vào những con vật cách xa con người, chúng ăn thịt lẫn nhau, con yếu bị con mạnh ăn thịt. Để hiểu biết thêm, hãy xem trong Discovery Channel nói về các loài động vật hoang dã châu Phi, chúng ta sẽ rõ và kinh sợ kiếp sống con vật (súc sinh). Đức Phật dạy về kiếp sống các loại súc sinh (con vật) chỉ 2 chữ ngắn gọn, đó là aññamaññakhādikā: cuộc sống của chúng ăn thịt lẫn nhau; và dubbalakhādikā: con yếu bị con mạnh ăn thịt. Quả thật đúng y như vậy.

Hãy nhìn những con nai, những con trâu… chúng thường chết dưới nanh vuốt của sư tử, hổ, báo. Trâu, bò, lợn, gà… hằng ngày ai cũng dễ bắt gặp, những xe lớn, xe nhỏ chở đi qua trước mắt mình. Hãy suy nghĩ về nỗi khổ của chúng xem. Kiếp sống của các loại súc sinh (con vật) thật khổ đau biết nhường nào.

Khi sinh làm kiếp súc sinh, chúng luôn bị hành hạ như vậy thì tâm, tinh thần của chúng luôn đau khổ, lo sợ, sân hận đến mức nào, chúng ta có thể tư duy và thấu hiểu được. Với những tâm trạng như vậy, thì khi chết đi, chúng có thể sinh trở lại làm người được không? Không thể được.

Nói theo phần nhiều thì, nếu chết khi bị tâm tham chi phối sẽ sinh làm ngạ quỷ; nếu chết khi bị tâm sân chi phối sẽ sinh vào địa ngục; nếu chết khi bị tâm si chi phối thì sinh làm súc sinh. Đây là nói theo cách “phần nhiều, đa số”. Với các pháp tham, sân, si chi phối trong khi chết thì không thể có phương cách nào, để có thể sinh vào cõi tốt, cõi an lạc được. Bởi vì đó là lúc tâm bị ô nhiễm.

Hãy nhìn lại kiếp người xem. Khi so sánh với cuộc sống của loài súc sinh (con vật), thì cuộc sống của loài người ít khổ đau hơn nhiều. Và đem số lượng ra so sánh với chúng, thì rõ ràng quả thật là “Manussattabhāvo dullabho: khó được sinh làm kiếp người”. Điều cần thiết là hãy biết quý trọng kiếp sống nhỏ nhoi của chính mình.

Nếu chỉ biết để hết thời gian vui say trong ngũ dục, bị chi phối bởi tham, sân, si mê không biết điều nên làm, không nên làm, thì không khác gì các loài súc sinh đã nêu ở trên không phải sao? Vì vậy, khi có được kiếp làm người rồi, phải sống làm sao cho xứng. Sống cho xứng kiếp người là điều tối ư quan trọng.

- Trích bài giảng "Sống sao cho xứng kiếp người" (Phần 1) - Ngài Trưởng Lão Bhaddanta Nandamālābhivaṃsa

Nếu ai đó hỏi rằng: Bạn muốn có một cuộc sống như thế nào?Chắc chắn tôi sẽ trả lời: Chịu. Không biết. Không hình dung đư...
04/18/2023

Nếu ai đó hỏi rằng: Bạn muốn có một cuộc sống như thế nào?
Chắc chắn tôi sẽ trả lời: Chịu. Không biết. Không hình dung được.
Thế nhưng, tôi có thể kể ra một loạt những điều tôi không muốn xuất hiện trong cuộc sống của tôi.

Không biết mình muốn gì là một điều khổ sở. Ta không biết mình nên đi đâu, làm gì, sẽ trở thành ai trong tương lai. Cuộc đời của ta mờ nhạt, vô định và mất phương hướng, còn ta thì quá mệt mỏi, ngụp lặn trong khổ đau rồi đến khi ngay cả việc khóc cũng không làm nổi nữa, ta mặc kệ cho bản thân xuôi theo dòng chảy. Bên cạnh ta, họ rao giảng rằng hãy “go with the flow”, hãy để cho mọi chuyện diễn ra như cái cách nó phải diễn ra, đừng kiểm soát nó, cũng đừng sốt ruột với nó, hãy trải nghiệm bài học mà nó mang lại. Ôi, nghe mới hợp tình hợp lý làm sao. Bạn cố gắng làm theo, và bạn vẫn vật vã. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Khi bạn không muốn một thứ gì xuất hiện trong cuộc đời của bạn, thì đó cũng là mong muốn, được gọi theo một cách khác đi. Bạn không muốn sống ở nơi này, gặp những người này, tiếp tục công việc nhàm chán này,… Tất cả đều là tham muốn. Thế nên, khi bạn tưởng rằng bản thân không biết đang mong muốn thứ gì, thì thực chất, bạn vẫn muốn nhiều điều. Sự tham muốn xuất hiện ở mọi ngóc ngách, nó ngủ ngầm trong tâm bạn. Tham muốn nhiều nên khổ đau phát sinh. Khi không đạt được thứ mình muốn, bạn thèm khát. Khi đã đạt được nó rồi, bạn dính mắc. Và dù bạn có nhận ra hay không, dù cho một chút cảm giác vui sướng có che lấp được sự thật này hay không, thì cuối cùng bạn cũng sẽ cảm thấy có gì đó không ổn. Nỗi khổ của bạn chẳng mất đi đâu, nó chỉ bị vô minh che mờ chốc lát. Chốc lát này có thể là vài năm, vài chục năm, cũng có thể là cả đời người và còn kéo dài hơn thế. Tất cả những tham muốn và vòng lặp tham muốn có mặt trong cuộc sống này một cách tự nhiên. Có tham muốn, nên bạn mới tái sinh. Điều này cũng có nghĩa là, nếu bạn “go with the flow”, nếu bạn buông mình theo dòng chảy, nó sẽ cuốn bạn đi mãi trong sinh tử luân hồi, không thể thoát ra.

Vậy thì làm sao để chấm dứt những nỗi khổ đau tưởng chừng vô cùng vô tận? Câu trả lời đơn giản lắm: Hãy lội ngược dòng!
Làm sao để lộ ngược dòng? Hãy học!
Học để thấy rằng chẳng có linh hồn nào tồn tại cả, chẳng có chặng nghỉ nào giữa các kiếp sống, cũng chẳng hề có những bài học trải nghiệm được chọn lựa từ trước. Thứ bạn cho rằng là “tôi”, là “linh hồn” của tôi thực chất là một dòng chảy tâm thức không ngừng thay đổi, tái sinh vào các cõi giới khác nhau theo sự vận hành tự nhiên của nhân và quả. “Bạn” chẳng phải là một ai đó ở kiếp trước, nhưng cái chết của người kia là nhân sinh ra “bạn” ở kiếp này, và “bạn” kế thừa nghiệp & quả của những “người” trước bạn, cùng một dòng tâm thức liên tục, kéo dài từ trong vô thủy luân hồi. Và vì không có linh hồn, không có một cái "tôi" nào đó trường tồn vĩnh viễn, nên hiển nhiên không hề có trải nghiệm hay bài học được lựa chọn như những gì cộng đồng tâm linh vẫn tưởng, chỉ có những việc thiện và bất thiện ta làm, những hạt giống ta gieo cho quả mà thôi. Và nếu bạn cứ xuôi mãi theo dòng chảy tham ái, thì bạn sẽ vĩnh viên hưởng trọn mọi khổ đau lặp lại không dứt...

Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết...
11/11/2022

Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.
Hồi nhỏ đọc được điển tích Trang Chu mộng hồ điệp, bèn cười Trang Chu ngốc. Đến nay mới biết, kẻ ngốc lại là mình. Nhân sinh như mộng, hóa ra chẳng phải là một câu thở than sến súa.
Tôi chẳng phải Trang Chu, nhưng chợt muốn lưu lại ở đây những giấc mộng của mình. Gọi là nhật ký những giấc mơ sẽ không chính xác, tôi không đề ngày tháng, vì có thể rất lâu sau mới nhớ rằng mình đã mơ như thế. Hãy coi như đây là tuyển tập những mẩu truyện hoang đường không đầu không cuối đi.

Tuyển tập những mẩu truyện hoang đường không đầu không cuối.
Trạng thái: vẫn đang viết, sẽ update dần vào album

CHUÔNG GIÓTôi thấy mình đang ngồi bên bàn đá, ngẩng đầu ngắm một chiếc chuông gió treo trên cao. Bát chuông trắng tựa ng...
11/11/2022

CHUÔNG GIÓ
Tôi thấy mình đang ngồi bên bàn đá, ngẩng đầu ngắm một chiếc chuông gió treo trên cao. Bát chuông trắng tựa ngọc. Ở vị trí đáng ra phải là ống sáo, từng con cá nhỏ đang quẫy đuôi bơi lượn uyển chuyển. Thân cá trắng muốt, thoạt nhìn ngỡ rằng đồng chất với bát chuông, không ngờ chúng lại là vật sống. Những con cá sống. Bơi lội trên không. Từng bọt nước li ti được nhả ra. Chuyển động tinh tế theo quỹ đạo tròn, hệt như những ống sáo đang xoay mình trong gió. Tôi ngẩn người ngắm nhìn, cảm thán rằng sao trên đời lại có thứ xinh đẹp dường ấy. Tôi chợt lẩm bẩm với người bên cạnh:
- Tại sao cá lại bơi được trên không?
Phía trái tôi truyền đến lời giải thích của người nọ:
- Cá bơi trong bình, bỏ bình, bỏ nước đi thì nó vẫn bơi, có sao đâu.
Tôi gật gù. Ra là thế, đơn giản vậy mà tôi cũng quên.
Thế rồi tôi lại thắc mắc:
- Vậy làm sao cậu treo chúng lên cao được?
Có lẽ câu hỏi của tôi quá ngô nghê, người đó chạy đi, lúc sau đem về một chiếc bình thủy tinh đầy nước, bên trong là những chú cá trắng đang thản nhiên bơi lội. Cậu ta đặt bình dưới đất.
Rồi như để giải đáp thắc mắc của tôi, chiếc bình tự nhiên vỡ vụn, nước tràn ra tung tóe. Những con cá cũng theo nước mà trôi ra, quẫy đuôi nằm trên mặt đất. Thế rồi, dần dần cơ thể chúng được nâng lên cao, thản nhiên bơi lượn trong không trung, nhả ra những bọt khí nho nhỏ, vô tư như không có chuyện gì xảy ra.
Tôi gật gù: ồ, hiển nhiên là vậy.

Tỉnh lại, tôi vẫn nhớ như in chiếc chuông gió, cũng nhớ đến người bạn kì lạ trong giấc mơ. Tôi không biết người đó là ai, dường như tôi đã quen cậu ấy từ rất lâu, rất lâu. Hôm đó, tôi chẳng qua tiện đường ghé thăm, cũng vô tình thích thú với món đồ trang trí nhà cậu ta mà thôi.

PS: Hình minh họa khác xa với chuông gió tôi nhìn thấy trong giấc mơ. Nhưng thôi dùng tạm đã, tính sau.

ĐÔI CÁNHTôi thấy mình đang chơi đùa cùng anh chị em họ trên một chiếc sân rộng. Mấy đứa chúng nó đang chạy nối đuôi nhau...
11/11/2022

ĐÔI CÁNH
Tôi thấy mình đang chơi đùa cùng anh chị em họ trên một chiếc sân rộng. Mấy đứa chúng nó đang chạy nối đuôi nhau theo hình xoắn ốc, hai tay dang rộng ra, vẫy đập hệt như đang lấy đà chuẩn bị bay lên. Tôi nghĩ:
- Ủa là người chứ có phải chim đâu mà đòi bay?
Rồi hình như có đứa nào đó đang khiêu khích, rằng nó sẽ bay được cao hơn tôi. Tôi đứng đó, bực bội:
- Được lắm, để thử xem ai hơn ai.
Nói rồi tôi cũng bắt chước chúng nó dang tay lấy đà. Chạy được vài vòng, ngay khi tôi cảm giác chân mình thiếu chút nữa là rời mặt đất, chợt có ai đó nắm lấy cổ tay trái của tôi kéo mạnh. Cơ thể tôi theo đó bay vút lên cao.

Lại một hôm khác, tôi thấy mình trôi lơ lửng rồi đáp xuống một khoảng sân, bên cạnh tôi là gốc cây thật lớn. Tôi nghĩ bụng: hay mình tập bay một chút xem sao. Thế là tôi bèn lấy đà chạy quanh gốc cây, vừa chạy vừa mở đôi cánh sau lưng, bắt đầu đập đập, hệt như chim non vừa rời tổ, dương cánh, tập bay. Rồi bỗng nhiên lại có một bàn tay nắm lấy cổ tay trái của tôi. Nơi cổ tay tiếp xúc cảm giác mát lạnh, người nọ cứ thế kéo tôi bay lên. Chúng tôi bay lên cao, rất cao rồi đáp xuống một đám mây lớn. Tôi không thể nhìn rõ người kia, cũng chẳng nhận biết được khung cảnh xung quanh ngoài một màu trắng sáng. Tôi đứng bên cạnh người đó, trên đám mây cao, cảm nhận đôi cánh sau lưng đang nhè nhè đập. Tôi vỡ lẽ: Ồ, thì ra sử dụng đôi cánh này lại đơn giản như vậy. Thì ra tôi vẫn luôn biết cách để bay.

Tỉnh dậy từ giấc mơ kia, tôi thực sự tin rằng mình có một đôi cánh. Từ đó trở đi, mỗi khi trong mơ nhớ ra điều này, tôi thường chủ động dang cánh bay. Nhưng cũng có thể vì tôi không còn phải chật vật chạy lấy đà như trước, nên chẳng còn thấy bàn tay nào kéo tôi lên nữa cả.

MỞ ĐẦUCó lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Khôn...
11/11/2022

MỞ ĐẦU
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.
Hồi nhỏ đọc được điển tích Trang Chu mộng hồ điệp, bèn cười Trang Chu ngốc. Đến nay mới biết, kẻ ngốc lại à mình. Nhân sinh như mộng, hóa ra chẳng phải là một câu thở than sến súa.
Tôi chẳng phải Trang Chu, nhưng chợt muốn lưu lại ở đây những giấc mộng của mình. Gọi album này là nhật ký những giấc mơ sẽ không chính xác, tôi không đề ngày tháng, vì có thể rất lâu sau mới nhớ rằng mình đã mơ như thế. Hãy coi như đây là tuyển tập những mẩu truyện hoang đường không đầu không cuối đi.

MỞ ĐẦU
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.
Hồi nhỏ đọc được điển tích Trang Chu mộng hồ điệp, bèn cười Trang Chu ngốc. Đến nay mới biết, kẻ ngốc lại là mình. Nhân sinh như mộng, hóa ra chẳng phải là một câu thở than sến súa.
Tôi chẳng phải Trang Chu, nhưng chợt muốn lưu lại ở đây những giấc mộng của mình. Gọi là nhật ký những giấc mơ sẽ không chính xác, tôi không đề ngày tháng, vì có thể rất lâu sau mới nhớ rằng mình đã mơ như thế. Hãy coi như đây là tuyển tập những mẩu truyện hoang đường không đầu không cuối đi.

Gần đây có đọc được một câu chuyện, thế giới đó có một loại rượu gọi là Mạnh Bà Thang. Uống một chén Mạnh Bà Thang, ngủ ...
10/06/2022

Gần đây có đọc được một câu chuyện, thế giới đó có một loại rượu gọi là Mạnh Bà Thang. Uống một chén Mạnh Bà Thang, ngủ một lần, mơ một giấc mộng 10 năm, khi tỉnh dậy quên tất thảy những việc quá khứ, bắt đầu lại từ đầu. Nhân vật chính sau khi uống rượu quả thật đã nằm mơ. Hắn mơ về người hắn yêu nhất. Hắn chìm đắm trong giấc mơ đẹp đẽ đó, không muốn tỉnh lại, cho đến khi hắn nhìn thấy người con gái kia lại một lần nữa chết trên tay của mình, giống như nhiều năm về trước. Hắn không chấp nhận sự thật tàn nhẫn này, hắn đã hi vọng mọi thứ trong mơ sẽ khác đi. Nhưng người con gái đó trước khi nhắm mắt đã nói với hắn: Quên ta đi!
Rồi hắn tỉnh dậy, vẫn thấy mình nhớ được chuyện xưa, cho rằng lời đồn về tác dụng của Mạnh Bà Thang là giả. Thế nhưng hắn lại thấy nhẹ lòng. Đến mãi sau này hắn mới ngộ ra: thực chất “quên” ở đây không phải là không còn ký ức cũ, mà là “buông”. Một chữ “buông” đơn giản như vậy.

Chúng ta vốn luôn biết mục đích sống của mình là gì, nhưng chúng ta không tin vào nó, bởi những gì chúng ta muốn không g...
09/14/2022

Chúng ta vốn luôn biết mục đích sống của mình là gì, nhưng chúng ta không tin vào nó, bởi những gì chúng ta muốn không giống với thứ người xung quanh muốn. Thế là chúng ta loay hoay tìm một mục đích sống giống với người khác, và tất nhiên là tìm không được. Hoặc dù chúng ta nghĩ chúng ta tìm được, chúng ta vẫn cảm thấy có điều gì đó sai sai. Qua quá trình trưởng thành như vậy, chúng ta quên hẳn mục đích sống vốn có của mình, trong khi vẫn mải mê đi tìm một “cái gì đó”, thứ mà chính mình cũng không biết. Chúng ta quên mất rằng cái chúng ta cần không phải là “đi tìm” mà là “nhớ lại”.

"Trăm triệu hạt mưa không hạt nào rơi nhầm chỗ. Những người từng gặp không người nào là ngẫu nhiên."
04/05/2022

"Trăm triệu hạt mưa không hạt nào rơi nhầm chỗ. Những người từng gặp không người nào là ngẫu nhiên."

Đã bao giờ bạn thực sự trải nghiệm sự có mặt sâu sắc trong mỗi phút giây hiện tại? Đó là khi bạn dừng đèn đỏ ở ngã tư dư...
04/01/2022

Đã bao giờ bạn thực sự trải nghiệm sự có mặt sâu sắc trong mỗi phút giây hiện tại? Đó là khi bạn dừng đèn đỏ ở ngã tư dưới một buổi sáng đông đúc. Và mưa thì đang rơi. Bạn chỉ đơn giản dừng lại, âm thanh của từng giọt mưa rớt xuống bên tai chợt trở nên sống động và vang vọng. Mặc cho tiếng động cơ vẫn dày đặc, mặc cho đèn báo hiệu vẫn đang chậm rãi đếm lùi trước khi chuyển xanh, bạn đứng đó, chẳng còn cảm nhận được sự tồn tại của cả không gian lẫn thời gian. Điều này không có nghĩa tâm hồn bạn đang lơ lửng trên mây. Sự hiện hữu sâu sắc của bạn không phải là sự thả trôi lơ đễnh. Ngược lại, nó là sự tập trung tuyệt đối vào dòng chảy của sự sống đang diễn ra trong chính giây phút này. Sự tĩnh lặng và bình yên lạ thường bao trùm lấy bạn, thứ mà dường như bạn khó có được khi mà thế giới quanh bạn vẫn luôn tấp nập và vội vã. Thế rồi, chỉ bằng sự hiện diện của bạn trong phút giây đó, bạn nhận ra bạn cũng chính là dòng chảy của sự sống.

Truyện kể rằng vào một buổi tối mùa thu nọ, có cô gái nhỏ không may lạc vào rừng sâu. Những tán cây cao rậm rạp đan xen ...
03/24/2022

Truyện kể rằng vào một buổi tối mùa thu nọ, có cô gái nhỏ không may lạc vào rừng sâu. Những tán cây cao rậm rạp đan xen như một tấm màn khổng lồ, chẳng cho chút ánh sáng lọt qua. Cô bé mất phương hướng, đi mãi, đi mãi mà không sao thoát ra được. Cô không sợ màn đêm, cũng đã quá quen với việc một mình đơn độc, nhưng cứ loay hoay tìm đường trong vô định, cô bắt đầu kiệt sức. Ngay giữa lúc buồn bực và chán nản nhất, cô tìm thấy một hồ nước mênh mông, nằm giữa khoảng rừng trống.

Mặt hồ trong suốt và tĩnh lặng. Cô bé từ nhỏ vốn không thích nước. Thế nhưng có thứ gì đó sáng lấp lánh dưới mặt hồ, thành công thu hút sự chú ý của cô. Cô tò mò bước về phía trước từng bước, thận trọng và dè dặt. Cuối cùng, lòng hiếu kì nổi lên mạnh mẽ, cô tiến lên càng lúc càng nhanh, chỉ muốn mau mau xem thử thứ kì lạ kia rốt cuộc là cái gì. Khi mũi giày đã chạm tới mép hồ, cô bé nhìn thấy một vầng sáng bàng bạc, lấp lánh và mờ ảo.

Bằng một cách kì lạ, đôi mắt cô bị hút vào thứ ánh sáng ấy. Cô nhìn mãi, nhìn mãi cho đến khi tâm trí hoàn toàn bị vẻ đẹp của nó xâm chiếm, nghĩ rằng đây là thứ quý giá nhất từ trước đến nay mà mình từng thấy. Cô bỗng muốn được chạm vào vầng sáng kia. Mặt trăng trông có vẻ gần thật gần, chỉ cần đưa tay ra thôi là sẽ với tới được. Cô do dự trong chốc lát: mình đâu có biết bơi, nếu ngã xuống nước thì phải làm sao? Thế nhưng thứ dưới hồ có một sức cám dỗ lạ lùng, nó tuyệt vời quá, nếu bỏ lỡ rồi, hẳn cô sẽ rất nuối tiếc. Cô chưa bao giờ muốn mình phải nuối tiếc.

Cô mạnh dạn đưa cánh tay ra, nhưng còn cách một đoạn rất xa mới tới được. Vươn người thêm chút nữa, tệ thật, vẫn còn thiếu một chút. Thấy bản thân khó tiếp tục đứng vững trên bờ, cô tự nhủ lòng: chỉ nốt lần này nữa thôi...

Cũng không biết đã qua bao lâu, bao nhiêu lần tự nhủ lòng đây là "lần cuối", ngỡ như sắp phải bỏ cuộc thì ngón tay của cô đã đến được rất gần với niềm ao ước. Cô vui mừng dùng hết sức, định bụng sẽ vớt ánh trăng lên. Từ nay về sau, thứ quý giá này sẽ thuộc về một mình cô, không phải là của chung, cũng không cần phải chia sẻ với ai khác. Khi mà trái tim cô rộn rã hân hoan, những vất vả, cố gắng của cô nãy giờ chuẩn bị được đền đáp, cô mất thăng bằng, trượt chân ngã xuống hồ nước.

Vào cái khoảnh khắc mà cô ngã xuống, ánh trăng cũng tự động tiêu tan.

Bờ nước nông không đủ khiến cô bé chết đuối. Cô leo lên bờ, ngồi xuống bãi cỏ. Nơi ban nãy là ánh trăng, hiện tại chỉ còn lăn tăn sóng. Nước vẫn theo từng lọn tóc mai lăn dài xuống gương mặt thẫn thờ. Cô không khóc, vì khóc cũng không ai nhìn thấy. Nước hồ hay nước mắt, nếu đọng trên má thì không khác gì nhau.

Cô nuối tiếc, không phải vì vuột mất ánh trăng đẹp đẽ kia. Cô đau lòng, không phải vì bị rơi xuống hồ nước. Cô chỉ tự nhủ: giá như mình rơi xuống nước sớm hơn, giá như mình ngã ngay từ những lần đầu tiên thử vươn tay, để nhận ra mặt trăng đẹp đẽ, quý giá mà mình quyết tâm lấy cho bằng được, hóa ra chỉ là ảo ảnh, vĩnh viễn chẳng chạm tới, chắc hẳn mình sẽ không cần lãng phí thời gian và công sức nhiều đến thế.

---
Kính hoa, thủy nguyệt - Hoa trong gương, trăng dưới nước. Vẫn biết những thứ đẹp đẽ đó tuy giống thật nhưng chỉ là hư ảnh, bản thân đôi khi lại cố chấp mà tốn quá nhiều tâm tư. Suy cho cùng, vì cảm giác thiếu thốn nên mới muốn lấy cho bằng được, vì thiếu nên mãi vẫn hướng mắt ra ngoài tìm kiếm. Đến một lúc nào đó, khi thân thể ướt sũng hoặc đầy thương tích, phát hiện ra rằng càng tìm lại càng thấy trống rỗng. Chúng ta không tìm được, vì vốn dĩ chẳng có gì ngoài kia cả. Nhưng sau tất cả những mất mát tổn thương chúng ta trải nghiệm, chỉ cần ta nhớ lại, ta sẽ nhận ra chúng ta là tất cả những gì chúng ta luôn tìm kiếm.

Mỗi con người đều mang nhiều lớp danh tính khác nhau, được dần bồi đắp thông qua quá trình trưởng thành. Chúng ta dần đị...
03/24/2022

Mỗi con người đều mang nhiều lớp danh tính khác nhau, được dần bồi đắp thông qua quá trình trưởng thành. Chúng ta dần định nghĩa được chúng ta là ai, với một background cụ thể. Chúng ta sống ở hiện tại, từng có quá khứ và sẽ có tương lai. Chúng ta ngày qua ngày, không ngừng gia cố và phủ thêm lớp sơn mới cho chiếc vỏ của mình. Chắc không có vấn đề gì đâu nhỉ, vì tất cả mọi người xung quanh cũng đều như chúng ta, tức đều có chiếc vỏ đó, dù xám xịt hay rực rỡ? Và điều đó thực sự không sao, miễn là chúng ta đừng nhầm lẫn chiếc vỏ với chính bản thân chúng ta. Chiếc vỏ có công dụng của nó, nhưng nó không phải là chúng ta.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta là “cái gì”, bên dưới lớp vỏ? Chúng ta thực sự là ai, nếu không còn những cái tên, dán nhãn, danh hiệu, chức vụ và cả những lớp mặt nạ?

Phần lớn câu trả lời sẽ là không biết. Chẳng sao cả, nhưng sẽ thấy thật tiếc nếu như vì không biết mà chúng ta ngừng việc tiếp tục đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

Thông qua chúng ta, suy nghĩ và cảm xúc mới được hiển lộ. Thông qua việc chúng ta trải nghiệm sự sống dưới lớp vỏ vật lý mà các lớp danh tính mới được dần hình thành. Thế mà qua thời gian, bằng một cách vi diệu nào đó mà chúng dần “mạo danh” chúng ta. Chính chúng ta là “thứ” đặt ra câu hỏi, nhưng chúng ta lại nhầm lẫn bản thân mình với cái danh tính giả - lớp vỏ chúng ta đã khoác lên. Nó nói rằng câu hỏi của chúng ta thật ngớ ngẩn, chúng ta là A, con của bố mẹ B, có tấm bằng C, làm chức vụ D, ở công ty E, rồi thì một dãy dài thông tin quá khứ đã FGH (đôi khi còn là F'G'H' của các kiếp sống trước đó) và hứa hẹn tương lai sẽ thành IKLMN... Vì thế, chúng ta quẳng câu hỏi kia vào một góc, tiếp tục bị cuốn vào trò chơi nhập vai.

Red pill hay Blue pill, sự lựa chọn là ở bạn. Nhưng bạn cũng cần nhớ rằng: mọi sự lựa chọn đều chỉ là ảo ảnh. Bạn đơn giản sẽ làm việc mà bạn đến đây để làm. Trời sáng rồi, bạn đã tỉnh ngủ chưa?

Hỏi: Có phải một mầm cây non đang nhú lên khỏi mặt đất sẽ không thể nào hài hoà được với phút giây hiện tại vì nó có một...
03/24/2022

Hỏi: Có phải một mầm cây non đang nhú lên khỏi mặt đất sẽ không thể nào hài hoà được với phút giây hiện tại vì nó có một mục tiêu để nhắm đến trong tương lai: Trở thành một thân cây lớn?
Đáp: Mầm cây không hề muốn gì cả. Đời sống muốn cho mầm cây trở thành một thân cây, nhưng vì mầm cây không bao giờ cảm thấy mình tách biệt khỏi đời sống nên mầm cây chẳng muốn gì cho riêng mình. Mầm cây đã hoà làm một với những gì mà đời sống muốn nó làm. Đó là lý do vì sao mầm cây không cảm thấy buồn đau hay căng thẳng. Và nếu có phải chết đi thì nó cũng sẽ vui lòng chết. Nó cũng an nhiên với cái chết như cách nó an nhiên với sự sống. Mầm cây cảm nhận, dù mơ hồ cách mấy, là nó đến từ sự sống duy nhất bất diệt.
- A New Earth - Awakening to your Life’s Purpose - Eckhart Tolle

Address

Washington D.C., DC

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when The Highest Frequency posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to The Highest Frequency:

Share


Other Washington D.C. media companies

Show All